Chatbox

Hệ tiêu hóa

1. A29-2009 Điều gì xảy ra khi người ta buộc thắt tạm thời ống dẫn dịch tụy ở thú thí nghiệm? Lưu ý rằng: cacbonhydrat và các chất dinh dưỡng khác trong chế độ ăn vẫn đáp ứng đầy đủ về lượng cho nhu cầu của cơ thể và việc buộc thắt ống dẫn dịch tụy chưa gây nguy hiểm cho sự sống của con vật.
Lượng carbohydrate:
A. tăng trong phân, giảm trong nước tiểu
B. tăng trong phân, nhưng không thay đổi trong nước tiểu.
C. giảm trong phân, tăng trong nước tiểu.
D. giảm trong phân, nhưng không thay đổi trong nước tiểu.
E. tăng cả trong phân và trong nước tiểu.
F. giảm cả trong phân và trong nước tiểu.

2. A30-2009 Khi lấy một mẫu máu nhỏ từ đầu ngón tay của một người đã uống một dung dịch chứa 50 gam glucozơ và đem đo hàm lượng glucozơ trong máu, người ta thấy có sự thay đổi về nồng độ glucozơ trong máu.
Thời gian sau khi uống dung dịch (phút)
Nồng độ glucozơ trong máu (mmol/L)
0
4.9
15
6.1
30
7.7
45
6.4
60
4.2
90
4.2
120
4.0
150
4.8
Trong thời gian thực nghiệm, vào bất kì thời điểm nào nồng độ glucozơ trong máu liệu có bằng hoặc cao hơn 7,7 mmol/ L ở tĩnh mạch cửa gan và tĩnh mạch gan hay không ?

Hệ hô hấp

1. Thể tích hô hấp được xác định như là thể tích không khí đi vào phổi trong một lần hít vào, thể tích đó gần bằng với thể tích thở ra trong điều kiện hô hấp yên tĩnh, bình thường. Sự trao đổi khí với máu xảy ra trong phế nang của phổi . Trong đường dẫn khí ( như khí quản), cũng chứa một lượng khí và không có trao đổi khí. Khoảng không gian của các đường dẫn khí đó gọi là khoảng chết giải phẫu. Như vậy, khối lượng của không khí mới đi vào phế nang trong mỗi một lần hít vào bằng với thể tích hô hấp trừ đi thể tích của không khí chứa trong khoảng chết giải phẫu. Tổng khối lượng không khí mới vào trong phế nang trong một phút gọi là thông khí phế nang và biểu diễn bằng ml/ phút; nó thay đổi tùy thuộc vào  tần số hô hấp.
Hãy quan sát bảng dười đây về đặc điểm hô hấp giả định của ba cá thể A, B và C:
Cá thể
Thể tích hô hấp(ml/nhịp)
Tần số hô hấp (số lần thở trong một phút)
Thể tích khí chết(ml/nhịp)
A
800
12
600
B
500
16
350
C
600
12
200
Điều nào dưới đây là đúng về sự thông khí phế nang của ba cá thể này?
a. Cá thể B có sự thông khí phế nang lớn hơn cá thể C.
b. Cá thể A có sự thông khí phế nang lớn hơn cá thể C.
c. Cá thể C có sự thông khí phế nang lớn hơn cá thể B
d. Cá thể A có sự thông khí phế nang lớn hơn cá thể B.

2. Khẳng định nào dưới đây về quá trình hô hấp ở động vật là đúng:
a. Lưỡng cư dùng áp suất âm để tống khí vào phổi.
b. Bò sát, chim và thú dùng áp suất dương để tống khí vào phổi.
c. Phổi của lưỡng cư và thú là không được thông khí hoàn toàn trong mỗi chu kỳ thở.
d. Phổi của chim được thông khí hoàn toàn trong mỗi chu kỳ thở.

3. Điều nào sau đây xảy ra nếu phế nang phổi không đàn hồi được nữa?
I. Thể tích khí cặn giảm.
II. Thở nhanh lên để tăng phân áp O2 vào phổi giúp duy trì độ bão hòa O2 của hemoglobin.
III. pH máu tăng.

4. (A30-2010)
Mỗi câu dưới đây liên quan đến cơ quan trao đổi khí ở động vật là đúng hay sai?
A. Ở sao biển, mang có vai trò trao đổi khí, còn chân ống không có vai trò đó.
B. Ở châu chấu, các cơ phát triển mạnh quanh ống khí kiểm soát di chuyển không khí vào và ra qua lỗ thở.
C. Ở cá, dòng máu chảy qua các mao mạch mang cùng chiều với dòng nước đi từ miệng và hầu ra ngoài.
D. Ở chim, khi thở ra cả túi khí trước và sau xẹp nhỏ lại đẩy không khí đi ra ngoài, khi đó phổi có không khí đi vào.
E. Ở người, chất hoạt diện bề mặt là cần thiết để tăng sức căng bề mặt trong lượng nhỏ dịch bao quanh bề mặt phía trong phế nang. Trong trường hợp không có hoạt tính bề mặt, phế nang xẹp hẳn trong khi thở ra, bịt không cho không khí đi vào khi hít vào.

5.
Trao đổi khí ở cá tăng hiệu quả nhờ sự hình thành các cung mang và phiến mang.
a. Trong quá trình tiến hóa, trao đổi khí ở mang trở nên hiệu quả hơn là do những thay đổi ở cấu trúc phiến mang như thế nào trong các yếu tố dưới đây: độ dày, số lớp tế bào, thể tích tế bào, diện tích bề mặt. Giải thích.
b. Các nhà khoa học đã tìm thấy một loại tế bào biểu bì (tế bào X) trong cấu trúc cung mang mà nhờ đó, cá có thể duy trì được áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể. Như vậy, các tế bào X được cho là
A. hấp thu muối chủ động ở cá nước ngọt
B. bài tiết muối chủ động ở cá nước mặn
C. bài tiết nước chủ động ở cá nước ngọt
D. hấp thu nước chủ động ở cá nước mặn
E. có nhiều ti thể

6. (B20-2011)
Biểu đồ dưới đây thể hiện các thể tích hô hấp và khả năng hô hấp:
Hãy ghép đúng số (1 đến 8)với chữ cái (a đến h) ở trong hai cột dưới đây cùng với số La Mã (từ I đến VIII) có trong biểu đồ trên và điền vào bảng ở phía dưới.
1. Thể tích khí lưu thông (TV)
2. Thể tích khí cặn (RV)
3. Dung tích sống (VC)
4. Khả năng hít vào (IC)
5. Thể tích khí dự trữ thr(ERV)
6. Khà năng chứa của phối (không tính khí cặn) (TLC)
7. Thể tích khí dự trữ hít vào (IRV)
8. Khả năng dự trữ chức năng (FRC)
a. Thể tích tối đa của khí hít vào trong hít vào gắng sức bao gồm thể tích khí lưu thông và thể tích khí dự trữ hít vào (khí bổ sung).
b. Lượng tối đa của khí hít vào nhiều hơn lượng khí hít vào lúc nghỉ ngoi.
c. Thể tích khí còn lưu lại trong phổi sau khi thở ra tận lực.
d. Thể tích khí có mặt trong phổi sau khi hít vào gắng sức
c. Tổng lượng khí gồm thể tích khí lưu thông, thể tích khí dự trữ hít vào và thế tích khí dự trữ thở ra.
f. Lượng khí dư thừa này (sau khi thở ra bình thường) được đẩy ra ngoài khi gắng sức thở ra.
g. Thể tích khí trong phổi vào thời điểm sau khi thở ra bình thường (tổng của thể tích khí cặn và thể tích khí dự trữ thở ra.)
h. Thể tích của không khí được thay thế giữa hít vào và
thở ra bình thường.

7. Hai khẳng định dưới đây về quá trình hô hấp của lưỡng cư, bò sát, chim và thú là đúng hay sai.
I. Áp lực âm được sử dụng giúp không khí đi vào phổi
II. Phổi được thông khí hoàn toàn trong mỗi chu kì thở

8. Trao đổi khí ở động vật liên quan đến các cơ quan hô hấp (a – d) khác nhau, cũng như đến hệ tuần hoàn (hở hay kín). Đối với mỗi động vật, xác định xem chúng có hệ tuần hoàn hở hay có hệ tuần hoàn kín và cơ quan hô hấp của chúng.
a. Phổi
b. Mang
c. Da
d. Hệ thống ống khí
Động vật
ch
Cá hồi
Tôm đồng
Thằn lằn
Giun đất
Chuồn chuồn
Hệ tuần hoàn






quan hô hấp






9. (A19-2013)
Các protein vận chuyển O2 và ái lực của chúng với O2 là khác nhau giữa chúng cũng như trong các sinh vật. Hãy chỉ ra mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai.
A. Trong cùng phân áp O2, độ bão hòa với O2 của hemoglobin thai nhi là cao hơn so với của hemoglobin mẹ.
B. Hemoglobin có ái lực thấp hơn với O2 trong vùng lân cận của các tế bào thực hiện đường phân kị khí mạnh.
C. Hemoglobin của thú lặn sâu trong nước có ái lực oxy cao hơn so với hemoglobin của thú thích nghi với vùng núi cao.
D. Hiệu quả trong vận chuyển O2 của hemoglobin là cao hơn so với hemocyanin-loại protein gắn với O2 có ở động vật chân đốt.



Hệ tuần hoàn 

1. (A23-2009) 
Khi các trứng đã thụ tinh của nhím biển được nuôi dưỡng trong môi trường nước biển có chứa một chất ức chế phiên mã là actinomycin D, thì trứng phát triển bình thường cho đến giai đoạn phôi nang nhưng sau đó thì dừng lại. Sở dĩ như vậy là do ở phôi quá trình phiên mã không diễn ra trong giai đoạn phân cắt và các protein cần cho quá trình phát trIển được dịch mã từ mARN đã tích trữ trong tế bào trứng. Nếu quá trình tổng hợp protein được đo trong thí nghiệm này thì sẽ thu được đồ thị nào trong các đồ thị dưới đây:

2.
Biểu đồ dưới đây chỉ ra những thay đổi áp suất trong động mạch chủ, tâm thất trái, và tâm nhĩ phải diễn ra suốt chu kỳ tim của thú. Dưới biểu đồ là các hình vẽ miêu tả dòng máu trong tim và trạng thái các van (mở/đóng). Hãy ghép các sự kiện được đánh số trong biểu đồ chu kỳ tim với chữ cái tương ứng trong hình vẽ.
3. (A24-2011)
Đâu là sự khác biệt của hemocyanin của động vật chân đốt với hemoglobin của động vật có vú ?
A. Đường cong phân li oxigen của hemocyanin không có dạng S
B. Hemocyanin vận chuyển nhiều CO2 hơn
C. Hemocyanin là sắc tố hô hấp chuỗi đơn
D. Hemocyanin là một protein kết hợp với magiê
E. Hemocyanin là một protein kết hợp với đồng

4. (A26-2011)
Tăng sức cản ở động mạch nhỏ góp phần làm tăng huyết áp (áp lực máu). Yếu tố nào sau đây góp phần làm tăng sức cản đối với dòng máu nhiều nhất ?
A. Chiều dài mạch máu
B. Độ nhớt của máu
C. Đường kính mạch máu
D. Tổng số bạch cầu đếm được
E. Nhịp tim.

5. (A27-2011)
Một phương pháp ước tính thể tích máu ở động vật có vú là sử dụng đồng vị phóng xạ iot đặc hiệu (123I). Đồng vị này thường được tổng hợp, có thời gian bán rã là 13 giờ. Nó phân rã đến 123TE, là dạng gần như ổn định tuyệt đối. Để ước lượng thể tích máu, người ta tiêm 10 ml dung dịch iot vào máu tĩnh mạch của thú. Hoạt tính của dung dịch lúc tiêm là 2 mSv (đơn vị đo độ phóng xạ). Sau 13 giờ kể từ lúc tiêm, người ta lấy ra mẫu máu 10 ml, hoạt tính đo được là 0,0025 mSv. Ước tính thể tích máu của động vật này là bao nhiêu?

Hướng dẫn:
Vì sau 13h, đồng vị I bị bán rã nên hoạt tính thực tế trong máu so với ban đầu khi chưa bán rã là: 0,0025 x 2 = 0,005 mSv
Nồng độ/ thể tích máu thu được là 0,0025. Suy ra, thể tích máu là: 2/0,005 = 4000 ml.

6. (A32-2011)
Một người bị mất máu nhanh và nhiều do tai nạn ô tô và các thông số sinh lí bị thay đổi. Các câu dưới đây đúng hay sai.
A. Giảm nồng độ natri trong nước tiểu
B. Thể tích máu giảm
C. Tăng sức cản trong mạch máu
D. Thể tích tâm thu và lưu lượng tim tăng rất nhanh
E. Giảm tỉ lệ hồng cầu trong máu.


Hệ thần kinh

1. A28-2009 
Điều nào sau đây sẽ xảy ra nếu trong thí nghiệm với tế bào thần kinh, ta kích thích đồng thời vào hai đầu của sợi thần kinh.
A. Các điện thế hoạt động đi đến giữa và đi tiếp đến đầu kia của sợi thần kinh.
B. Các điện thế hoạt động gặp nhau ở giữa và lại quay trở lại nơi xuất phát.
C. Các điện thế hoạt động gặp nhau ở giữa sợi thần kinh và dừng lại.
D. Điện thế hoạt động nào mạnh hơn sẽ đi vượt qua điện thế hoạt động yếu hơn.
E. Tổng giá trị điện thế hoạt động sẽ tăng lên mạnh khi các điện thế hoạt động gặp nhau ở giữa sợi thần kinh.

2. (A28-2011)
Những sự kiện nào dưới đây sẽ thu được kết quả có ở điện thế kích thích sau synap:
A. Tăng dòng Na đi vào
B. Ngăn dòng K đi ra
C. Tăng dòng Ca đi vào
D. Đóng kênh Cl

3. (A34-2011)
Tiếp nhận thông tin từ môi trường biến động là do các tế bào thụ cảm chuyên hóa đảm nhận. Thành phần cấu tạo của các tế bào thụ cảm là phù hợp chặt chẽ với chức năng của chúng. Thụ thể nào sau đây của người sẽ được hoạt hóa bởi kích thích và hậu quả của đóng kênh Na+ dẫn đến tăng phân cực ?
4. (A15-2013)
Một tế bào thần kinh (nơron) được giữ trong dung dịch giống với dịch ngoại bào của mô não dưới điều kiện khí quyển ôxy tinh khiết. Sau vài phút, cyanide, một chất độc ngăn cản chuỗi truyền điện tử, được bổ sung vào dung dịch. Hãy chỉ ra mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai?
A. Nồng độ ion K+ trong tế bào tăng.
B. Khả năng của điện thế hoạt động tự phát tăng.
C. Nồng độ ion H+ trong khoảng không giữa các màng ti thể tăng.
D. Nồng độ bicacbonat trong dung dịch giảm.




Miễn dịch

1. Bệnh nhân X mắc phải bệnh làm cho cô ta rất dễ bị nhiễm khuẩn. Kiểm tra cho thấy gen mã hóa IgG của bệnh nhân này vẫn bình thường. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do gen “X “ bị bất thường không hoạt động. Khi các tế bào T của người bình thường và tế bào B của bệnh nhân X được trộn lẫn và được nuôi dưỡng trong môi trường có các chất hoạt hóa các tế bào này thì IgG được tiết vào môi trường nuôi. Tuy nhiên khi tế bào B của người bình thường và tế bào T của bệnh nhân X được trộn lẫn thì IgG không được tiết ra. Các câu sau đúng hay sai:
A. Gen X cần được biểu hiện trong các tế bào B để tạo ra IgG.
B. Các tế bào T của bệnh nhân X là bình thường.
C. IgG được các tế bào T tạo ra.
D. Sản phẩm của gen X là thiết yếu cho tế bào T kích hoạt tế bào B sản sinh IgG.
E. Hệ gen của các tế bào B không chứa gen X, còn hệ gen của các tế bào T thì có.

2. HIV không thể nhiễm vào chuột, mặc dù chuột có các tế bào T có thụ thể CD4. Nguyên nhân là do CD4 của chuột không thể gắn với HIV. Để nghiên cứu sâu hơn về cơ chế nhiễm HIV trong tế bào người, những thí nghiệm nào sau đây đã được tiến hành và thu được kết quả như sau:
1. Khi gen mã hóa CD4 của người được biểu hiện trong các tế bào T của chuột, HIV có thể gắn với các tế bào nhưng không thể nhiễm vào chúng.
2. Khi thụ thể chemokin (CXCR4) được biểu hiện cùng với sự biểu hiện CD4 của người trong tế bào chuột thì HIV có thể nhiễm vào tế bào chuột.
3. Khi các gen mã hóa CD4 và CXCR4 của người được biểu hiện trong tế bào chuột và các tế bào này được nuôi dưỡng trong môi trường có SDF-1a (một chất gắn của CXCR4) thì sự nhiễm HIV bị nhiễu loạn.
Các câu dưới đây đúng hay sai:
A. Nếu CXCR4 được biểu hiện trong tế bào chuột, CD4 là không cần thiết cho sự nhiễm HIV
B. CD4 của người là cần thiết để liên kết với HIV và liên kết được tăng cường bởi phối tử SDF-1.
C. Ngay cả khi CD4 của người được biểu hiện trong các tế bào T của chuột, CXCR4 là cần cho sự gắn của HIV với tế bào T.
D. CD4 của người là cần thiết cho sự gắn với HIV, nhưng sự nhiễm HIV vào tế bào đòi hỏi sự hỗ trợ của CXCR4.

3. Các phân tử hoặc các tế bào nào là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng tan máu ở thai nhi và trẻ sơ sinh trong trường hợp nhóm máu có kháng nguyên Rh không tương thích?
A. Các tế bào T
B. Kháng thể IgM
C. Bổ thể
D. Interferon gamma
E. Kháng thể IgG
F. Perforin

Đáp án câu này là C và E.
Giải thích: Sau lần mang thai đầu khởi phát hình thành kháng thể ở mẹ chống Rh+. Vì vậy, nếu lần mang thai sau con có nhóm máu Rh + sẽ bị kháng thể đào thải. Cần nhớ lại rằng, chỉ có kháng thể IgG mới có khả năng đi qua nhau thai vào máu thai nhi. Đồng thời, bổ thể tương tác với kháng thể để tấn công kháng nguyên... Nên chọn C và E.

4. (A22-2010)
Bảng dưới đây cho thấy kết quả thực nghiệm về sự thải loại da ghép giữa hai dòng chuột khác nhau. (Dòng A và B giống nhau về di truyền ngoại trừ các locus MHC)
Thí
nghiệm
Chuột cho da
Chuột nhận da
Thi loại da
6-8 ngày
10-13 ngày
I
[A]
[A]

Không xảy ra

Không xảy ra
II
[A]
[B]

Không xảy ra

Xảy ra yếu
III
[A]
Chuột B trước đây đã nhận da của dòng chuột A

xảy ra mạnh

IV
[A]
Chuột B trước đây đã nhận bạch cầu limphô từ chuột B được ghép da dòng chuột A

xảy ra mạnh

Các giải thích dưới đây đúng hay sai:
A. Thải ghép là kết quả của đáp ứng miễn dịch.
B. Các gen MHC chịu trách nhiệm chính về thải ghép.
C. Nếu da dòng chuột B được ghép lên chuột A thì kết quả thu được giống như kết quả ở thí nghiệm II.
D. Nếu da dòng chuột A được ghép lên thế hệ con được tạo ra từ giao phối giữa chuột A và B (ví dụ, F1, A x B) thì kết quả thu được giống như kết quả ở thí nghiệm III.
E. Kết quả thu được trong thí nghiệm III là do sự hình thành tế bào nhớ ở chuột B được xử lí trước đó chống lại kháng nguyên MHC.

5. (A30-2011)
Những thụ thể/ phân tử nào là cần cho hoạt hóa lympho T hỗ trợ để tế bào trình diện kháng nguyên tác động
1. CD8
2. CD4
3. Phân tử MHC I
4. Phân tử MHC II
5. Thụ thể limpho T

6. (A23-2012)
Dị ứng là phẩn ứng quá mẫn của hệ miễn dịch người, là do kết quả tiếp xúc nhiều lần với dị ứng nguyên (kháng nguyên). Về khía cạnh y học, mặc dù dị ứng giả (pseudoallergy) giống như dị ứng thật nhưng không có giai đoạn phát triển phản ứng miễn dịch đặc hiệu. Dưới đây liệt kê các quá trình bệnh lí khi quan sát:
a. Lượng kháng thể IgE trong huyết tương tăng lên.
b. Kháng thể IgE đặc hiệu được phát hiện trong huyết tương.
c. Histamine – chất trung gian chủ yếu gây ra dị ứng- được giải phóng ra
d. Cần một lượng kháng thể tối thiểu để xác định phản ứng dị ứng
Mỗi bệnh lý trên như thế nào đối với dị ứng và dị ứng giả,


Sinh sản

1. (B15-2009) 
Các tế bào noãn của sao biển sinh trưởng trong nang trứng có trong buồng trứng. Các trứng này ngừng giảm phân ở kỳ đầu I, và duy trì trứng ở trạng thái chưa trưởng thành. Các trứng chưa trưởng thành này tiếp tục quá trình giảm phân khi bị kích thích và mất màng nhân. Để hiểu cơ chế của sự tiếp tục quá trình giảm phân này, những thí nghiệm sau đây đã được tiến hành.
Thí nghiệm 1. Khi dịch chiết từ mô thần kinh của sao biển trưởng thành được bổ sung vào môi trường nuôi các tế bào trứng chưa trưởng thành được bao bọc bởi các tế bào nang trứng, thì quá trình giảm phân tiếp tục xảy ra.
Thí nghiệm 2. Khi dịch chiết mô thần kinh của sao biển trưởng thành được cho vào môi trường nuôi các tế bào trứng chưa trưởng thành đã bị loại bỏ các tế bào nang trứng bao quanh, thì quá trình giảm phân không tiếp tục xảy ra.
Thí nghiệm 3. Lấy dịch chiết từ mô thần kinh của sao biển trưởng thành bổ sung vào môi trường nuôi các tế bào nang trứng sau khi các tế bào nang trứng này đã được tách khỏi tế bào trứng chưa trưởng thành. Sau đó môi trường này được cho vào các tế bào trứng chưa trưởng thành không có tế bào nang bao quanh, thì quá trình giảm phân tiếp tục xảy ra.
Thí nghiệm 4. Lấy dịch chiết từ mô thần kinh của sao biển trưởng thành bổ sung vào môi trường nuôi các tế bào nang trứng (đã tách tế bào trứng chưa trưởng thành). Sau đó lấy môi trường này được tiêm vào các tế bào trứng chưa trưởng thành không có tế bào nang, thì quá trình giảm phân không tiếp tục xảy ra.
Dựa trên các kết quả này, người ta đưa ra 4 giả thuyết:
Giả thuyết 1. Dịch chiết từ mô thần kinh chứa một chất tác động trực tiếp lên các tế bào trứng chưa trưởng thành và làm cho các tế bào này tiếp tục quá trình giảm phân.
Giả thuyết 2. Dịch chiết từ mô thần kinh chứa một chất tác động lên các tế bào trứng chưa trưởng thành và làm cho chúng tiếp tục quá trình giảm phân nhưng các tế bào nang phong tỏa chất này tiếp xúc với tế bào trứng chưa trưởng thành.
Giả thuyết 3. Dịch chiết từ mô thần kinh chứa một tiền chất của chất gây nên sự tiếp tục giảm phân của tế bào trứng. Tiền chất này được tế bào nang trứng xử lý thành các hợp chất hoạt động. Các hợp chất này làm cho các tế bào trứng chưa trưởng thành tiếp tục quá trình giảm phân.
Giả thuyết 4. Dịch chiết từ mô thần kinh kích thích các tế bào nang trứng tiết ra một chất. Chất này sau đó tác động lên bề mặt tế bào trứng chưa trưởng thành và làm cho tế bào trứng này tiếp tục quá trình giảm phân.
Giả thuyết nào được chấp nhận, giả thuyết nào không được chấp nhận?

2. (B16-2009. Hơi nghiêng về tế bào)  
2.1 Nhân lấy ra từ tế bào trứng ếch đã thụ tinh được chuyển vào trong tế bào trứng đã lấy mất nhân. Trong thí nghiệm khác, lấy nhân ra từ tế bào niêm mạc ruột chuyển vào tế bào trứng đã lấy mất nhân. Trong cả hai trường hợp, cả hai trứng đều sinh trưởng tốt và phát triển bình thường thành nòng nọc.
Hãy chọn các câu đúng từ A đến E dưới đây.
Trong quá trình biệt hóa từ tế bào trứng ếch đã thụ tinh thành các tế bào niêm mạc ruột ở nòng nọc ________
A. các kiểu biểu hiện gen không thay đổi.
B. một số gen không biểu hiện nhưng bản thân các gen đó không bị mất trong quá trình phát triển.
C. tất cả các gen đều được biểu hiện.
D. lượng protein không thay đổi.
E. lượng ARN không thay đổi.
2.2. Ở thí nghiệm trên, các tế bào niêm mạc ruột ếch đã được sử dụng. Nếu thí nghiệm này được thực hiện ở thú, về mặt lí thuyết hầu như tất cả các loại tế bào có thể sử dụng để lấy nhân chuyển cho tế bào khác, nhưng có một số tế bào thì không thể sử dụng cho việc lấy nhân. Các loại tế bào nào sau đây KHÔNG phù hợp cho việc lấy nhân ? Giải thích.
A. Lympho B
B. Tế bào gan.
C. Tế bào tuyến vú.
D. Tế bào gốc phôi.
E. Tế bào nón.

3. (A20-2010)
Các thí nghiệm sau đây được tiến hành để tìm hiểu cơ chế biệt hóa cơ xương.
Thí nghiệm 1. Các tế bào cơ chuột nuôi cấy được gây cảm ứng hóa học để dung hợp với các tế bào người chưa biệt hóa.
Kết quả 1. Nhiều tế bào dung hợp có protein đặc trưng của cơ người.
Kết quả 2. Các tế bào không dung hợp không có protein đặc trưng của cơ người.
Thí nghiệm 2. Lấy tế bào chất của các tế bào cơ người tiêm vào trong tế bào gốc chuột chưa biệt hóa.
Kết quả: Các tế bào được tiêm tế bào chất của tế bào cơ người đã biểu hiện tạm thời các gen đặc trưng ở cơ của chuột. Tuy nhiên sự biểu hiện của gen đặc trưng ở cơ của chuột biến mất sau 24 giờ.
Các thí nghiệm này chứng tỏ điều gì ?
A. Nhân của tế bào cơ trờ nên dung hợp với nhân tế bào người để tạo thành protein đặc trưng của cơ người
B. Sự biểu hiện của gen đặc trưng của cơ trong tế bào chưa biệt hóa của người bị ức chế bởi yếu tố tế bào chất
C. Sản sinh liên tục tế bào chất là cần thiết cho duy trì trạng thái biệt hóa của tế bào cơ.
D. Tế bào chất của tế bào cơ gây ra đột biến ở ADN để phân hóa thành tế bào cơ.
E. Sự cảm ứng của phân hóa cơ là hiện tượng đặc trưng loài.

Bài tiết

1. (A29-2010)
Các hình từ I – III thể hiện hệ bài tiết của giun dẹp đỉa phiến (planaria), giun đốt và châu chấu. Hình IV minh họa môi trường sống của cá hồi ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
Chú thích cho hình trên: Fry: cá hồi nhỏ
Mỗi câu dưới đây đúng hay sai:
A. Ở giun dẹp, dao động của lông trong tế bào ngọn lửa làm cho dịch lọc đi theo chiều mũi tên ở trong hình.
B. Cặp hậu đơn thận trong mỗi đốt của giun đốt thu nhận dịch xoang từ đốt trước sát bên và thải dịch đã thu nhận.
C. Cấu trúc b là ống góp thu nhận và bài tiết nước tiểu ưu trương so với dịch cơ thể.
D. Ở châu chấu, tái hấp thu dịch lọc xảy ra ở các ống Malpighi, tại đấy hầu hết dịch lọc được bơm trở lại máu, cùng với nước đi theo thẩm thấu.
E. Ở nước ngọt, cá hồi lấy muối qua mang và thải nước tiểu loãng, còn ở đại dương cá hồi thải muối qua mang ra ngoài.

2. (A14-2013)
Tốc độ lọc cầu thận (GFR) được quyết định bởi áp lực máu trong cầu thận, nhưng nó không trực tiếp phản ánh áp lực máu trong toàn hệ mạch. Thay vào đó, sự ổn định của tốc độ lọc cầu thận được duy trì do co hoặc giãn động mạch đến và động mạch đi và do cơ chế tự điều hòa. Một vài loại thuốc can thiệp vào cơ chế này gây nên tác dung phụ. Những thuốc này gồm các thuốc chống dị ứng không có bản chất steroid (NSAIDs), chúng làm giảm khả năng giãn của động mạch đến, cũng như các chất ức chế enzym chuyển hóa angiotensin (ACEI) gây ức chế tổng hợp Angiotensin II. Và do vậy, những thuốc này còn làm giảm khả năng co của các động mạch đi. Hãy chỉ ra mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai.
A. Sử dụng thuốc NSAID làm giảm dòng máu đến cầu thận.
B. Sử dụng thuốc ACEI làm giảm áp lực máu ở cầu thận.
C. Ảnh hưởng của NSAID và ACEI đối với GFR có thể bù trừ lẫn nhau khi sử dụng cả hai loại thuốc.
D. Nếu như tăng mãn tính quá mức aldosterone có thể được điều trị bằng ACEI, thì sử dụng các chất đối vận Aldosterone thì sẽ làm giảm cơ chế tự điều hòa.


Hệ nội tiết

1. (A17-2013)
Rối loạn chức năng các tuyến nội tiết có thể chia làm ba loại, tùy thuộc vào hoocmon bị ảnh hưởng trực tiếp:
- Các rối loạn nội tiết sơ cấp làm thay đổi sản sinh các hoocmon tác động trực tiếp lên chuyển hóa hoặc phát triển của cơ thể.
- Các rối loạn nội tiết thứ cấp làm thay đổi sản sinh hoocmon tác động lên các tuyến khác.
- Các rối loạn nội tiết hậu thứ cấp (tertiary) ảnh hưởng lên vùng dưới đồi.
Hãy chỉ ra mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai.
A. Một bệnh nhân có hàm lượng cortisol tăng cao, hoocmon giải phóng corticotropin (CRH) của vùng dưới đồi giảm thấp và hoocmon kích vỏ thượng thận (ACTH) tăng cao nhiều khả năng hơn cả là bị ảnh hưởng bởi rối loạn sơ cấp.
B. Sản sinh quá mức hoocmon kích giáp (TSH) có thể là do rối loạn sơ cấp.
C. Nồng độ cortisol trong máu tăng cao có thể là do một khối u gây ra rối loạn nội tiết sơ cấp hoặc thứ cấp.
D. Trong trường hợp một khối u dẫn đến rối loạn nội tiết thứ cấp, nồng độ hoocmon giải phóng tương ứng trong máu bị thay đổi.

2. Hormone Thyroxin được vận chuyển trong máu ở dạng gắn với protein. Globulin bám thyronxin (kí hiệu TBG) là protein vận chuyển thyroxin chính. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ TBG như là estrogen và viên thuốc tránh thai đường miệng (OCP). OPC tăng nồng độ TBG. T3RU là giá trị của protein TBG trong máu trừ đi lượng TBG gắn T3 đánh dấu phóng xạ được bổ sung từ ngoài vào. Cụ thể, khi mức nồng độ thyroxin của bệnh nhân thấp, thì T3 đánh dấu phóng xạ sẽ bám vào TBG nhiều lên, do đó giá trị T3RU sẽ giảm xuống. Hàm lượng T4, TSH và T3RU thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau:
- Người nhược năng tuyến giáp bẩm sinh.
- Ở người sử dụng OCP và có chức năng tuyến giáp bình thường.
- Ở người ưu năng tuyến giáp bẩm sinh.
- Ở người nhược năng tuyến giáp thứ cấp (hỏng tuyến yên).
- Nhược năng tuyến giáp cấp ba (hỏng vùng dưới đồi).

Post a Comment

Previous Post Next Post

Technology

Video