I. Cấu tạo và giải phẫu của rễ
- Rễ cây luôn có đối xứng qua một trục.
- Bao gồm:
+ Cấu tạo sơ cấp (cấu tạo cấp 1): Rễ cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm
+ Cấu tạo thứ cấp (cấu tạo cấp 2): Rễ cây hạt trần và cây 2 lá mầm.
- Cấu tạo sơ cấp rễ cây 2 lá mầm: Khi cắt ngang rễ cây qua miền lông hút thấy gồm 2 phần rõ rệt: phần vỏ: dày và trụ giữa: nhỏ.
Phần vỏ:
+ Tầng lông hút: gồm một lớp tế bào sống, có một số tế bào mọc dài thành lông hút.
+ Ngoại bì: nằm sát tầng lông hút gồm 1 lớp tế bào
+ Nhu mô vỏ: dày, gồm nhiều lớp tế bào sống, màng cellulose mỏng, chứa nhiều tinh bột
+ Nội bì: cấu tạo bởi một lớp tế bào hình chữ nhật xếp rất khít nhau, đặc trưng bởi cấu tạo của đai caspary. Đai caspary được hình thành do sự hóa bần của các vách xuyên tâm.
Trụ giữa:
+ Trụ bì: gồm một hoặc hai lớp tế bào sống xếp xen kẽ với lớp nội bì.
+ Bó mạch: gồm bó gỗ và bó libe xếp xen kẽ nhau trên một vòng tròn. Số lượng bó mạch không quá 8 bó, gồm có: Bó gỗ: gồm toàn mạch gỗ, không có nhu mô gỗ, mạch gỗ phân hóa hướng tâm. Bó libe: gồm mạch rây và nhu mô libe.
+ Tia ruột: nằm giữa bó libe và bó gỗ. Để ý là các tia ruột ở rễ cây râm bụt chiếm phần lớn. Các tia chỉ có 1 sợi là mạch gỗ.
+ Nhu mô ruột: ít, có vai trò dự trữ.
- Cấu tạo rễ cây 1 lá mầm: Có cấu tạo tương tự rễ cây 2 lá mầm, chỉ khác ở những điểm sau:
+ Ngoại bì: gồm nhiều lớp tế bào có màng hóa bần
+ Nội bì: sự hóa bần không những ở vách xuyên tâm mà cả ở vách tiếp tuyến, nên khi cắt ngang ta thấy có đai hình chữ U, gọi là đai sube
+ Bó mạch: có số lượng trên 8 bó
+ Nhu mô ruột: có nhiều mạch hậu mộc to (đôi khi có hậu libe như ở rễ chuối), tế bào nhu mô ruột ở rễ già thường thấm gỗ
+ Không có cấu tạo thứ cấp.
- Cấu tạo thứ cấp của thực vật 2 lá mầm: có thêm
+ Tầng sinh bần: Xuất hiện từ lớp trụ bì, gồm bần và nhu bì tạo thành chu bì. Do sự hình thành lớp bần mà tất cả các tế bào của lớp vỏ sơ cấp sẽ bị ngăn cách với khối tế bào sống ở bên trong bởi những tế bào không dẫn nước và chất dinh dưỡng của tầng bần, chúng sẽ bị chết và bị bóc ra khỏi rễ cây.
+ Tượng tầng libe gỗ: Thường xuất hiện rất sớm trong rễ cây, xuất hiện trước tầng sinh bần. Nằm ngoài bó gỗ và trong bó libe, hoạt động cho ra bên ngoài là libe thứ cấp, bên trong là gỗ thứ cấp, đoạn tượng tầng trên đỉnh bó gỗ sẽ cho tia ruột. Bó gỗ thứ cấp phân hóa li tâm, libe thứ cấp phân hóa hướng tâm. Tượng tầng libe gỗ càng hoạt động thì bó bibe sơ cấp và bó gỗ sơ cấp càng bị đẩy xa nhau. Bó libe sơ cấp dần dần tiêu biến đi, vai trò dẫn chất dinh dưỡng... sẽ do libe thứ cấp đảm nhận.
Một số tips khi làm thực hành (https://pthuydhtn.wordpress.com/tag/giai-phau-thuc-vat/)
- Một tiêu bản thực vật được làm dùng để quan sát các mô thường đã được nhuộm kép. Nhuộm kép nghĩa là nhuộm bằng phẩm nhuộm 2 màu (xanh và đỏ). Trong phòng thí nghiệm thực vật, để nhận biết tế bào có vách bằng cellulose sẽ nhuộm đỏ bằng carmin, tế bào có vách tẩm mộc tố sẽ được nhuộm xanh với lục iod, nhân tế bào được nhuộm bằng hematoxylin… Tùy theo yêu cầu nghiên cứu hay sự quan sát mà có thể làm tiêu bản hiển vi tạm thời hay cố định.
- Như vậy, khi nhìn vào tiêu bản sẽ thấy có những vùng mô bắt màu khác nhau. Dựa vào màu sắc của các loại mô và đặc điểm phân bố của nó trong cây mà ta có thể xác định được đó là mô gì. Thông thường rễ và thân cấu tạo gồm 4 loại mô cơ bản chiếm tỉ lệ nhiều nhất là:
+ Mô che chở (mô bì) : nằm ngoài cùng của tiêu bản
– Mô che chở sơ cấp: màu hồng
– Mô che chở thứ cấp có lớp bần vách tẩm suberin nên bắt màu xanh
+ Nhu mô (mô mềm): vách mỏng, bắt màu hồng, thường chiếm tỷ lệ lớn trong vùng vỏ và vùng trụ
+ Mô nâng đỡ (mô cơ): gồm 2 loại:
– Giao mô (mô dày): vách dày bắt màu hồng, Thường chỉ gặp giao mô ở thực vật Hai lá mầm và 1 số cây 1 lá mầm
– Cương mô (mô cứng) vách dày bắt màu xanh, thường làm thành 1 vòng tròn hoặc thành từng đám riêng biệt nằm gần các bó mạch.
+ Mô dẫn truyền: gồm
– Libe (phloem): bắt màu hồng
– Mô gỗ/mô mộc (xylem): bắt màu xanh.
+ Mô phân sinh thứ cấp (tượng tầng/tầng phát sinh thường nằm giữa libe và gỗ, tế bào gần tròn hoặc hơi chữ nhật bắt màu hồng
1. Phân biệt Rễ và Thân.
• Dựa vào tỉ lệ miền vỏ và miền trụ:
+ Miền vỏ > miền trụ: Rễ
+ Miền vỏ < miền trụ: Thân
• Dựa vào bó gỗ:
+ Bó gỗ hướng tâm: Rễ
+ Bó gỗ phân hóa ly tâm hoặc bó gỗ hình chữ V (còn gọi là phân hóa chu vi): Thân
Có thể hiểu đơn giản khái niệm Hướng tâm và Ly tâm như sau: hãy tưởng tượng bó gỗ có hình tam giác. Nếu đáy của tam giác hướng vào trong tâm thì gọi là Hướng tâm, nếu đáy tam giác quay ra ngoài thì gọi là ly tâm. Sau khi phân biệt nó là Rễ hay thân rồi thì ta phải suy ra nó cây một lá mầm hay 2 lá mầm
2. Phân biệt Rễ cây 1 lá mầm và rễ cây hai lá mầm
• Rễ cây 2 lá mầm: Số lượng bó gỗ thường ít hơn hoặc bằng 9
• Rễ cây 1 lá mầm: Số lượng bó gỗ rất nhiều, lớn hơn 9. Hầu hết những cây một lá mầm đều có nhiêu hơn 15 bó gỗ. Ngoài ra ở rễ cây 1 lá mầm còn có vòng tế bào nội bì với đai Caspary hình chữ U (hay còn gọi là hình móng ngựa)
3. Phân biệt Thân cây Một lá mầm và thân cây Hai lá mầm
• Thân cây Một lá mầm: Thường gồm nhiều bó gỗ hình chữ V và sắp xếp trên nhiều vòng tròn đồng tâm. VD: thân cây măng tây.
• Thân cây Hai lá mầm: bó gỗ phân hóa ly tâm
Các kiểu sắp xếp mạch dẫn:
Post a Comment