Chatbox

Câu 1
Biểu đồ dưới đây minh họa sự thay đổi nhiệt độ không khí trong một ngày tại hai địa điểm: dưới tán rừng và ở vùng trống trong rừng.

 a. Quan sát biểu đồ và mô tả sự thay đổi của hai nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm không khí trong một ngày trong mối liên quan với nhân tố sinh thái nhiệt độ ở mỗi địa điểm nêu trên.
 b. Hãy so sánh các đặc điểm thích nghi nổi bật giữa hai nhóm thực vật thường phân bố tương ứng ở hai địa điểm nêu trên.

Đáp án:
a. Nhìn chung cường độ ánh sáng tăng và giảm trong ngày tương ứng với sự thay đổi của nhiệt độ.
+ Ở vùng trống: Cường độ ánh sáng thay đổi nhiều trong ngày.
+ Ở dưới tán: Cường độ ánh sáng trong ngày thay đổi không nhiều. Độ ẩm không khí thay đổi theo sự tác động tổ hợp của "nhiệt, độ ẩm". Vào buổi sáng, khi nhiệt độ tăng, lượng nước bốc hơi nhiều, thoát hơi nước tăng, độ ẩm không khí cao. Vào buổi chiều, nhiệt độ giảm dần, lượng nước bốc hơi giảm nên độ ẩm cũng giảm đần.
b. Thực vật sống ở vùng trống mang đặc điểm của cây ưa sáng, thực vật dưới tán rừng mang đặc điểm của cây ưa bóng.
Đặc điểm
Cây ưa sáng
Cây ưa bóng
Vị trí phân bố
Nơi trống trải hoặc tầng trên của tán rừng, nơi có nhiều ánh sáng
Dưới tán của các cây khác hoặc mọc trong hang... nơi có ít ánh sáng
Hình thái lá
Phiến lá nhỏ dày
Phiến lá rộng mỏng
Cấu tạo giải phẫu lá
Lá có nhiều lớp mô giậu
Lá có ít lớp mô giậu
Cách xếp lá
Lá xếp nghiêng so với mặt đất
Lá nằm ngang so với mặt đất
Hoạt động sinh lý
Quang hợp đạt cao nhất trong môi trường có cường độ chiếu sáng cao
Quang hợp đạt cao nhất trong môi trường có cường độ chiếu sáng thấp



Câu 2 
Hãy nêu các nhân tố sinh thái có liên quan đến mật độ cá thể của quần thể và làm giới hạn kích thước quần thể. 

Đáp án: 
Có nhiều nhân tố sinh thái có liên quan đến mật độ cá thể của quần thể và làm giới hạn kích thước quần thể, gồm: 
1. Sự cạnh tranh về nguồn thức ăn hoặc nơi sống giữa các cá thể trong quần thể (ngày càng tăng khi kích thước quần thể tăng lên, cuối cùng làm giảm sức sống và sinh sản của các cá thể trong quần thể) 
2. Các bệnh dịch truyền nhiễm (có nguy cơ phát tán càng mạnh khi mật độ quần thể tăng lên, làm tăng tỷ lệ chết của quần thể) 
3. Tập tính ăn thịt (một số loài động vật ăn thịt ưu tiên săn bắt các loài con mồi có mật độ quần thể cao vì hiệu quả săn bắt sẽ cao hơn so với các loài con mồi có mật độ quần thể thấp. 
4. Các chất thải độc hại (có xu hướng tăng lên khi kích thước quần thể tăng, đến mức nhất định có thể gây độc và gây chết cá thể trong quần thể)

Câu 3
Vòng đời phát triển của loài tôm he là loài tôm biển như sau:
Trứng à Ấu trùng à Sau ấu trùng à Tôm trưởng thành
Khi ở giai đoạn thành thục chúng sống ở biển khơi nơi có nồng độ muối từ 32 – 35 0/­00 (cách bờ 10-12 km) và đẻ ở đó. Ấu trùng tôm lúc đầu sống ở ngoài biển khơi nhưng di cư dần vào vùng cửa sông, đến khi cơ thể chuyển sang giai đoạn sau ấu trùng thì trôi dạt vào nơi nước lợ có độ mặn thấp 10-15 0/­00. Khi tôm trưởng thành chúng lại di cư ra biển. Hiện tượng trên mô tả quy luật sinh thái nào? Nắm được quy luật này có tác dụng gì trong việc đánh bắt hải sản cho năng suất cao?


Đáp án:
Quy luật tác động không đồng đều của các NTST (nồng độ muối trong nước biển):
+ Tôm trưởng thành chịu được nồng độ muối cao ở ngoài khơi.
+ Giai đoạn ấu trùng chịu muối kém, phân bố ở vùng nước ven bờ - nơi có nồng độ muối kém. - Nắm được quy luật PT của tôm, tổ chức bảo vệ nguồn tôm giống và đánh bắt vào thời điểm thích hợp.

Câu 4 
Hai hồ A và B có diện tích mặt nước và độ sâu bằng nhau, nhưng sinh khối tảo lại phân bố khác nhau như minh hoạ trong đồ thị. Hãy cho biết sự khác nhau về các nhân tố sinh thái của môi trường 2 hồ. Trong trường hợp nào ở các vùng ao, hồ, đầm lầy... có hiện tượng xảy ra như trong hồ B? 

Đáp án: 
Tảo ở hồ B nổi trên mặt nước, trong khi tảo ở hồ A chìm sâu hơn. 
Nguyên nhân của hiện tượng đó là do: - Nước và đáy hồ B có nhiều chất hữu cơ, dưới ảnh hưởng của các quá trình phân giải chất hữu cơ của các sinh vật phân giải nhất là các vi sinh vật, nhiều loại khí được tạo ra như khí CO2, khí metan, ... Khí từ đáy hồ nổi lên sẽ đẩy các sinh vật phù du (trong đó có tảo) nổi lên trên mặt nước. 
- Hồ A có nước trong, ánh sáng xuống được sâu hơn ở hồ B. 
- Hiện tượng sinh thái như trong hồ B ( gọi là hiện tượng phú dưỡng), thường gặp khi hồ bị ô nhiễm chất hữu cơ. Ví dụ như khi người ta đổ nhiều rác thải xuống hồ, khi cây xung quanh hồ bị chặt phá, mùn bã đổ xuống ... Để khắc phục ta cần bảo vệ các vùng đất ngập nước bằng cách không đổ rác xuống hồ, ao, sông, suối ..., trồng cây để hạn chế xói mòn...

Câu 5
Khi nghiên cứu một loài ruồi dấm có 3 nòi A, B, C tại một khu vực địa lý, người ta lập được biểu đồ dưới đây về sự phân bố số lượng cá thể:

 Để tìm hiểu nhân tố nào đã chi phối đặc điểm phân bố của các nòi ruồi trên, người ta tiến hành 2 thí nghiệm sau:
+ Thí nghiệm 1: nuôi chung trong cùng một lồng 2 nòi A và B với tỉ lệ ban đầu là A = 15%, B = 85%. ở 25oC, qua 12 thế hệ, tỉ lệ số lượng nòi A thay đổi theo đường biểu diễn số 1 trên đồ thị bên.
+ Thí nghiệm 2: giống thí nghiệm 1 nhưng ở điều kiện 15oC, tỉ lệ số lượng nòi A (ban đầu là 85%) thay đổi theo đường biểu diễn số 2 trên trên đồ thị dưới đây.

a. Từ biểu đồ trên, có thể rút ra nhận xét gì?
b. Từ kết quả của hai thí nghiệm trên, có thể rút ra kết luận gì? Có thể nhận xét gì về nhân tố sinh thái chính có liên quan đến sự phân bố của 3 nòi ruồi A, B, C được nêu ở câu a?

 Đáp án: 
a. Nhận xét:
 - Tỉ lệ số lượng cá thể nòi C hầu như không thay đổi theo độ cao.
 - Càng lên cao, tỉ lệ số lượng cá thể nòi B càng tăng, nòi A càng giảm.
 b.
- Kết luận:
 + Ở 25oC, nòi A tỏ ra thích nghi hơn, số cá thể tăng dần qua các thế hệ. Nòi B thì ngược lại, số cá thể giảm dần qua các thế hệ
 + Ở 15oC, nòi A tỏ ra kém thích nghi, số cá thể giảm dần qua các thế hệ. Nòi B thì ngược lại, số cá thể tăng dần qua các thế hệ
- Nhân tố sinh thái chính có liên quan đến sự phân bố cá thể giữa 3 nòi ruồi dấm A, B, C là nhiệt độ không khí. Càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm, nòi B chịu lạnh giỏi hơn nên càng chiếm ưu thế, nòi A thì ngược lại






Post a Comment

Previous Post Next Post

Technology

Video