Chatbox


 

Câu 1
Những chú chim nhỏ có thê bị bắt nếu người ta đuổi theo nó sớm, vì chúng sẽ chỉ bay được một khoảng cách ngắn, giống như gà gô chân đỏ, và sớm bị đuối sức. Cơ chế bay của chim hoàn toàn phụ thuộc vào việc sử dụng glucose 1-phosphate để cung cấp năng lượng, dưới dạng ATP. Trong quá trình bay, glucose 1- phosphate được hình thành bởi sự phân hủy của glycogen dự trữ trong cơ, xúc tác bởi enzyme glycogen phosphorylase. Tỷ lệ sản xuất ATP bị giới hạn bởi tốc độ phân huỷ glycogen. Trong một "chuyến bay gắng sức", tỷ lệ phân hủy glycogen của chim khá cao, khoảng 120 mol/phút glucose 1-phosphate được sản xuất trên một gam mô tươi. Biết rằng các cơ sử dụng khi bay thường chứa khoảng 0,35% glycogen theo trọng lượng, tính toán thời gian chú chim có thể bay. (Giả sử trọng lượng phân tử trung bình của glucose trong glycogen là 160 g/mol).

Câu 2
Protein Lacheinmal là một protein được giả thuyết khiến mọi người cười thường xuyên hơn, nó là không hoạt động ở người thường xuyên không hài lòng. mRNA được cô lập từ một số cá nhân không vui khác nhau trong cùng một gia đình đã được tìm thấy thiếu một đoạn 173 nucleotide so với đoạn mRNA lacheinmal cỏ lập từ các thành viên hạnh phúc trong cùng một gia đình. Trình tự DNA của Lacheỉnmal từ các thành viên gia đình hạnh phúc và không hài lòng đã được xác định và so sánh. Chúng khác nhau bởi một thay thế nucleotide, nằm ở một intron. Dựa trên cơ sở phân tử, bạn giải thích gì cho hội chứng cảm xúc này trong cùng một gia đình ?

Câu 3
Thủy đậu (varicella) là một bệnh do virus rất dễ lây do vi-rút vancella-zoster (VZV) gây ra. Một kỹ thuật viên đã đo nồng độ kháng thể đối với VZV trong máu của một ngưòi trong khoảng thời gian 120 ngày. Môt sư kiện xảy ra vào ngày 30 làm thay đối đáng kế nồng độ kháng thế. Nồng độ kháng thế trong 120 ngày đưọc hiến thị trong biểu đổ dưói đây.

Sự kiện nào sau đây có thế xảy ra vào ngày 30
A. Tiếp xúc cùa ngưòi đó VỚI VZV.
B Tiêm phồng vẳc-xin chống lai VZV cho người
C. Tiêm kháng thế VZV vào người
D. Một kều thuốc kháng sinh uống được chỉ đinh dùng cho ngưòi đó.

Câu 4
Có năm vị cơ bản - chua, mặn, ngọt, đãng và "Umami.” Muối dược phát hiện khi nồng độ muối bèn ngoài tế bào vị giác cao hơn bên trong cùa nó, và ion kênh cho phép rò rỉ Na* một cách thụ động vào trong. Thay dổi điện thế màng, gửi tín hiệu “mặn” tới não. Umami là một huơng vị thơm ngon được tạo ra bởi glutamate (axil glutamic, được tìm thảy trong natriglutamate), sử dụng làm chất tăng cường hương vị trong thục phẩm chẳng hạn như bánh tortilla cỏ vị taco. Thụ thể glutamate là một GPCR, khi liên kết tạo thành, kích hoạt một dường dẫn tín hiệu kết thúc bằng cảm nhận là "vị giác". Nếu bạn ăn một miếng khoai tây thường xuyên và sau đó súc miệng, bạn sẽ không còn mặn nữa. Nhưng néu bạn ăn tortilla có hương vị và sau đó súc miệng, vị vẫn còn. Đề xuất một lòi giải thích có thể cho sự khác biệt này.

Câu 5
"Tốc độ lọc cầu thận (GER) được quyết định bới áp lực máu trong cầu thận, nhưng nó không trực tiếp phản ánh áp lực máu trong toàn hệ mạch. Thay vào đó, sự ốn định của tốc độ lọc cầu thận được duy trì do co hoặc giãn động mạch đến (đưa máu đến cầu thận ) và động mạch đi (đưa máu ra khỏi cầu thận) và do cơ chế tự điều hòa. Một vài loại thuốc can thiệp vào cơ này gây nên các tác dụng phụ. Những thuốc này gồm các thuốc chống dị ứng không có bản chất sterid (NSAIDs), chúng làm giảm khả năng giãn của động mạch đến , cũng như các chất ức chế enzym chuyển hóa angiotensin (ACEI) gây ức chế tổng hợp angiotensin II. Và do vậy, những thuốc này còn làm giảm khả năng co của các động mạch đi. Tại sao sử dụng thuốc NSAID và ACEI lần lượt làm giảm dòng máu và áp lực máu đến cầu thận".

Câu 6
Trong khi Lewis Wolpert (1929-nay) đưa ra giả thuyết về đáp ứng tăng cường (graded response) đối với tín hiệu kiểm soát sự phát triển của động vật, John Gurdon (1933-nay) là nhà khoa học đầu tiên đưa ra mối liên quan giữa số lượng các thụ thế hoạt hóa với các đáp ứng tế bào khác nhau. Chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine có thể tạo ra đáp ứng tăng theo nồng độ. Tuy nhiên, nếu nồng độ chất ức chế BCM cao hơn nồng độ bán tối đa (kí hiệu X mM), phản ứng của tế bào với acetylcholine sẽ thấp hẳn đi ờ mọi nồng độ acetylcholine. Biết rằng mỗi thụ thế acetylcholine chỉ có một vị trí gắn kết với acetylcholine.

a. BCM là chất ức chế gì ? Giải thích dựa trên đồ thị.
b. Khi tẩt cả các thụ thế được kích hoạt, tính tỉ lệ các thụ thể tối thiểu cần có để tạo ra đáp ứng tối đa.
c. Bệnh nhược cơ (Myasthenia gravis) được coi là một bệnh do rối loạn tự miễn dịch, trong đó các tự kháng thế gây tổn thương các thụ cảm thế Achetylcholine ở màng sau Synap dẫn đến rối loạn quá trình dẫn truyền qua Synap thần kinh-cơ. Triệu chứng nổi bật của bệnh là các cơ vân yếu nhược và hoạt động chóng mỏi. Hãy đưa ra một giải thích cho nguyên nhân gây ra bệnh này ? Phương pháp test túi nước đá trên bệnh nhân sụp mi nghi do nhược cơ, làm test bằng cách bỏ nước đá vào găng tay cao su, quấn quanh bằng khăn mặt, đặt trên mi mắt bệnh nhân trong 2 phút. Test dương tính nếu hết sụp mi. Cơ sở khoa học của phương pháp này?

Câu 7
Chất chiết xuất của tuyến thượng thận (ACTH) lần đầu tiên thu được bởi nhà sinh lý học người Ba Lan Napoleon Cybulski năm 1895. Những chất chiết xuất này, mà ông gọi là "adrenalin" hay Epinephrine. Chúng có khả năng hoạt hóa enzyme glycogen phosphorylase kích thích sự phân giải glycogen dự trữ trong tế bào gan và cơ. Khi có xúc tác, glycogen chuyển thành glucose 1-phosphate rồi nhanh chóng chuyến thành glucose 6-phosphate.
a. Nếu Epinephrine được trộn lẫn với glycogen phosphorylase và glycogen thì glucose 1-phosphate có được tạo thành ?
b. Epinephrine thực hiện nhiều hơn một loại đáp ứng. Dựa trên quá trình truyền tin ở người, các nhà khoa học cho rằng chúng có thế dãn hoặc co mạch ớ những mô, cơ quan khác nhau trên cơ thể nhờ thụ thế thể khác nhau. Dựa vào đó, em hãy đưa ra hai con đường khác nhau đi đến kết quả như vậy ?
c. Caffein ức chế hoạt động enzyme cAMP phosphodiesterase, hãy giải thích cơ chế của việc dùng caffein làm đầu óc trở nên tỉnh táo hoặc mất ngủ.


Câu 8
Trong nhiều thí nghiệm, điều được kì vọng là có được một quần thể tế bào đang thay đổi chu kỳ một cách đồng bộ. Môt trong những phương pháp đầu tiên và vẫn đang thường được sử dụng hiện nay - phương pháp đồng bộ hoá tế bào - cũng được gọi là phương pháp gấp đôi khối thymidine Khi nồng độ thymidine cao được thêm vào dịch nuôi cấy, tề bào ở phase thứ 5 ngừng tống hợp DNA, trong khi các tế bào khác không bị ảnh hưởng. Lượng thymidine dư thừa sẽ làm trờ ngại hoạt động cùa enzyme ribonucleotide reductase (enzyme có vai trò chuyển ribonucleotide thành deoxynbonucleotide) Khi enzyme này bị ức chế, sự cung cấp deoxyribonucleotide bị ngừng trệ và do đó sự tổng hợp DNA cũng bị dừng lại Khi lượng thymidine thừa bị loại bỏ bằng cách thay đổi môi trường, sư cung cấp deoxyribonucleotide được tiếp tục và hoạt động tổng hợp DNA được khôi phục bình thường Cho một dòng tế bào có chu kỳ 22 giờ, cụ thể: Phase M = 0,5h ; phase G1 = 10,5h; phase S = 7h, phase G2 =4h. Một công thức thông thường để đồng bộ hoá tế bào (gấp đôi khối thymidine) sẽ như sau:
1. Tại 0h (t = oh) : thêm thymidine dư
2. Sau 18h (t = 18h): loại bỏ lượng thymidine dư
3. Thêm 10h sau (t = 28h) : thêm thymidine dư lần 2
4. Thêm 16h sau (t=44h): loại bỏ thyminde dư lần 2
a Quần thể tế bào dang ở điểm nào trong chu kỳ tế bào khi khối thymidine thứ hai bị loại bỏ?
b Giải thích tại sao thời gian bổ sung và việc loại bỏ lượng thymidine dư có thể đồng bộ hoá quấn thế tể bào ?

Câu 9
a. Các nhà khoa học nhận thấy rằng, các vi khuấn tiềm tan sống ôn hòa với prophage của mình nhờ cơ chế miền dịch của cơ thể. Đây là sự miền dịch đặc trưng, vì một vi khuẩn tiềm tan đối với A nếu được nhiễm vào nó một phage A' tương tự thì A' có thể xâm nhập vào tế bào vi khuẩn nhưng không được nhân lên, vật liệu di truyền A' không nhân lên và cũng không gia nhập vào NST của tế bào chủ, chúng sẽ được loai dần trong quá trình phân chia liên tiếp của thế bào. Hãy đưa ra giải thuyết khi vi khuẩn này bị tan ?
b. Trong tế bào tiềm tan, rất hiếm thấy prophage lại biến thành phage sinh dưỡng. Prophage trở thành một bộ phân của hệ gen của vi khuẩn và được di truyền trong các lần phân chia. Tại sao một phage gây độc ở một số tế bào vi khuẩn lại mất tính gây độc và gia nhập với hệ gen của tế bào chủ ?
c. Virus cúm A/H5N1 gây bệnh ở cả người và động vật, virus cúm A/H3N2 chỉ gây bệnh ớ người. Giả sử, người ta tạo được virus lai bằng cách tách hệ gen (ARN) của A/H5N1 vào hệ gen (ARN) của virus A/H3N2.
i. Trình bày giai đoạn sinh tống hợp của virus vừa tạo ra (thế hệ 0) sau khi xâm nhập vào tế bào người. Biết rằng cúm A có hệ gen ARN(-) phiên mã tổng hợp mARN từ khuôn ARN hệ gen của nó.
ii. Virus lai thế hệ 1 có khả năng lây nhiễm ớ gia cầm không ? Giải thích ? Nếu gen mã hóa gai glycoprotein H (hemagglutinin) bị đột biến ở chủng gốc A/H5N1 thì phần lớn virus lai vừa tạo ra (thế hệ 0) sẽ thay đối khả năng lây nhiễm ở người như thế nào ? Giải thích ?

Câu 10
Bạn cô lâp môt tập hợp của 5 thể đột biến nấm men hình thành màu đỏ sẫm thay vì các loại nấm men màu trắng kiểu dại. Bạn tiến hành cho các thể đơn bội màu đỏ sẫm và trắng tiếp hợp với nhau và có đươc kết quả hiển thị dưới đây.

a. Những kết quả này cho bạn biết gì về mỗi đột biến?
b. Chúng tôi thưc hiện các thí nghiệm bổ sung thông tin về các dạng đột biến này thông qua sự tiếp hợp giữa các thể đơn bội đột biến (từ 1 đến 5) nhằm thu được càng nhiều thông tin càng tốt. Kết quả thí nghiệm được thể hiên dưới đây cho thấy rằng các thể đột biến có thể bỗ sung cho nhau trên cúng một gen dể tạo thành một nhóm phát triển. (Gợi ý: sẽ có 2 nhóm, nhiệm vụ cùa bạn là lựa chọn thể đột biến các có thể bổ sung cho nhau và nằm trong cùng một nhóm và sẽ có môt nhóm khó đưa ra được sự lựa chọn). Hãy đưa ra sự lựa chọn của bạn và giải thích cho quyết định đó ?
Câu 11 
Gần đây, các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng xử lý tế bào động vật có vú bằng hợp chất có nguồn gốc thực vật là juniferdin sẽ tác động đến quá trình tiết protein, và đích của hợp chất này là protein disulfide isomerase (PDI). Trong thí nghiệm dưới đây, xử lý tế bào β đảo tụy nuôi cấy với juniferdin rồi dùng kỹ thuật thấm miễn dịch đế phân tách và so sánh giữa dịch chiết protein có và không xử lý. Hình dưới đây là kết quả thí nghiệm sử dụng kháng thế gắn PDI (57kDa), actin (43kDa) và proinsulin (9,8kDa): Từ kết quả dùng kháng thế gắn actin có thế thấy rằng mỗi giếng chứa lượng protein tống số tương đương. Hãy giải thích vì sao hầu hết proinsulin tích tụ trong tế bào xử lý juniferdin trong khi lượng PDI ngang nhau ?
Câu 12 
a. Methylotrophs là các vi khuẩn oxy hóa metan thành methanol, rồi đến formaldehyde, và cuối cùng tạo acetate. Đề xuất các cơ chế để vi khuẩn tự bảo vệ trước các ảnh hưởng độc hại của các chất trung gian, methanol và formaldehyde. 
b. Đế đáp ứng được khả năng miễn dịch, đòi hỏi sự cung cấp rất lớn nguồn kháng thế nhưng tại sao mỗi tương bào chỉ tạo ra một loại kháng thế trong khi đó các tế bào soma ở động vật có vú thường ở dạng lưỡng bội ? 
c. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng 480 Streptomycesstrains mới được cô lập từ đất có khả năng chống lại ít nhất 6 chất kháng sinh khác nhau. Trên thực tế, một số phân lập được cho thấy chúng kháng với 20 loại kháng sinh khác nhau. Bạn nghĩ rằng tại sao những vi khuẩn này, không gây bệnh hoặc không tiếp xúc với sử dụng kháng sinh của con người, có khả năng chống lại rất nhiều loại thuốc? Chúng liệu có liên quan gì đến vi khuẩn mầm bệnh của con người. 
d. Lát chanh tươi thường được phục vụ với hải sản tươi hoặc hấp (hàu, cua, tôm). Từ khía cạnh an toàn thực phấm (vi sinh vật an toàn), hãy đưa ra một lời giải thích cho chức năng của chanh trong việc chống vi khuẩn?  

Câu 13 
Tiến sĩ Chen đã tiến hành nghiên cứu chức năng gen X ở lúa bằng cách sử dụng một đột biến với T-ADN được cài vào exon 2 như được vẽ ở đầu trang sau. Kích thước của đoạn T-ADN này khoảng 5 kilo bazo (Kbp). Cô đã sử dụng kỹ thuật PCR kết hợp điện di trên gel đế phân tích kiểu gen của 5 cây khác nhau (A, B, c, D, E) bằng sử dụng hỗn hợp ba mồi I, II và III có vị trí gắn mồi được vẽ trên hình. Ảnh gel điện di bên phải cho biết kết quả PCR. Làn M là thang chuẩn kích thước của ADN. Các làn A - E tương ứng là các sản phấm PCR thu được từ mẫu lá của các cây A - E. Biết rằng enzym polymerase được sử dụng không nhân bản được các phân đoạn ADN đích có chiều dài trên 5 kbp. 

a. Cặp mồi nào (l+ll, l+lll hay II + III) được dùng để nhân bản ADN ở làn B? 
b. Những cây nào (A, B, c, D hoặc E) là các đột biến đồng hợp tử? 
c. Cây nào (A, B, c, D hoặc E) là con lai F1 của phép lai giữa cây kiểu dại với cây đồng hợp tử đột biến?

Câu 14
Bạn muốn xác định bằng cách nào mà Ggmb ngăn chặn sự phiên mã của ggz. Để thực hiện mục đích này, bạn thực hiện thí nghiệm quan sát sự gắn promoter RNAp, protein thảo xoắn (unwinding), và chiều dài sản phẩm phiên mà ở in vitro , cho thấy sự phụ thuộc octan của chắt hoạt hóa ggz. Kết quả được cho thấy dưới đây.

 Dựa vào dữ liệu này, mô tả một mô hình cho cơ chế mà GgmB sử dụng để điều chinh chức năng promoter ggz . Bao gồm trong mô tả của bạn các giai đoạn trong quá trình sao chép bị ảnh hưởng và mức độ phụ thuộc vào octan.

Dựa vào kết quả thu được, bạn nghĩ octan điều chỉnh hoạt động của Ggmb như thế nào?

Câu 15
Một số tế bào vi khuẩn có thể phát triển trên ethanol (C2H5OH) và acetate (CH3COOH) như nguồn carbon duy nhất. Dr. Schwips đo tốc độ hai hợp chất đi qua màng tế bào vi khuẩn nhưng do hít phải quá nhiều các hợp chất nên không dán nhãn chính xác dữ liệu của mình.
a. Vẽ đồ thị dữ liệu từ bảng bên dưới dựa theo phương trình Michaelis Mentens.
Nồng độ hợp chất Carbon(mM)
Tốc độ qua màng (^mol/min)
Hợp chất A
Hợp chất B
0.1
 2 0
18
0.3
 6.0
46
1.0
 20
100
3.0
 60
150
10.0
 200
182
b.  Xác định hợp chất A và B tương ng với nguồn carbon nào ?
c.  Xác định tốc độ vận chuyển của hợp chất A và B ở nồng độ 0.5 mM và 100 mM.

Câu 16
Hình dưới đây là con đường sinh tổng hợp cholesterol. Quá trình sinh tổng hợp cholesterol đầu tiên là chuyển hóa -hydroxyl--methyglutaryl CoA (HMG-CoA) thành acid mevalonic nhờ một enzyme gắn màng là HMG-CoA reductase. Sau đó mevalonate được chuyển thành isopentenyl pyrophosphate (IPP). IPP có thể bị chuyển hóa thành cholesterol và nhiều loại lipid khác.

a. Quá trình sinh tổng hợp cholesterol được điều hòa chặt chẽ. Hãy chỉ ra một enzyme quan trọng trong điều hòa sinh tổng hợp cholesterol ? Enzyme này là enzyme dị lập thể (feedback inhibiton). Enzyme này cảm ứng với nồng độ cholesterol trong tế bào như thế nào ?
b. Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm để quan sát con đường vận chuyển cholesterol giữa các bào quan. Họ sử dụng một số hóa chất ức chế con đường tiết và làm đột biến nhằm cản trở quá trình vận chuyển túi tiết. Tuy nhiên kết quả cho thấy, cholesterol vẫn được vận chuyển qua màng. Điều đó chứng tỏ được gì ? Bạn hãy thử đề xuất một hình thức vận chuyển cholesterol mà bạn cho là hợp lý ?
c. Bệnh xơ vữa động mạch thường là một bệnh rất phổ biến ở Việt Nam, đó là sự lắng động của các hạt cholesterol xấu tại bên trong thành động mạch trước khi được vận chuyển về gan để xử lý. Sau khi lắng động, chúng tạo thành các tụ, làm biến dạng thành động mạch dẫn đến sự xơ vứng và vỡ thành động mạch. Statin được nghiên cứu là một nhóm thuốc có khả năng giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể ? Bạn hãy dự đoán xem cơ chế tác động của nhóm thuốc này đến với cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể.

Câu 17
Nếu bạn chạm nhẹ vào đầu kim, bạn sẽ cảm nhận được miếng kim loại, đó là do những tế bào thần kinh thông thường, nhưng bạn sẽ không cảm thấy đau. Càng nhấn mạnh tay vào, đầu kim càng tiến đến gần ngưỡng của bộ phận cảm nhận đau. Và nếu đủ mạnh, bạn sẽ vượt qua ngưỡng cảm nhận đó. Lúc này, bộ phận cảm nhận đau sẽ phát ra tín hiệu, báo cho cơ thể dừng lại. Ngưỡng đau không ổn định, và chịu sự điều chỉnh của một chất hóa học. Khi tế bào tổn thương, tế bào đó và tế bào bên cạnh sẽ sản sinh arachidonic acid. Hai enzyme COX-1 và COX-2 chuyển hóa arachidonic acid thành prostaglandins H2, rồi chất này chuyển hóa thành một số chất hóa học gây một số triệu chứng như TXA2, PGD2, PGE2, PGF2,… bao gồm tăng nhiệt cơ thể, gây nên sưng tấy và hạ ngưỡng đau. Mỗi enzyme đều có một vị trí hoạt động. Đó là nơi các phản ứng diễn ra, vị trí hoạt động của COX-1 và COX-2 vừa khít với arachidonic acid. Dựa vào vị trí hoạt động này, aspirin và ibuprofen phát huy tác dụng của chúng. Chúng hoạt động theo hai cách khác nhau:
- Aspirin như một cái gai nhím, nó đi vào vị trí hoạt động và gãy rời ra, để lại một nửa cái gai --> chặn hoàn toàn lối đi vào làm arachidonic acid không thể liên kết với trung tâm hoạt động. Ức chế COX-1 và COX-2 trong một thời gian dài.
- Ibuprofen đi vào vị trí hoạt động nhưng không phá vỡ hoặc thay đổi enzyme, COX-1 và COX-2 có thể đẩy nó ra. Nhưng khi ibuprofen ở trong enzyme, enzyme không thể kết hợp với arachidonic acid ngăn chặn phản ứng hóa học diễn ra.

a. Vậy làm cách nào aspirin và ibuprofen phát hiện vị trí cơn đau ?
b. Aspirin là một acid yếu (hình dưới) được đưa vào máu bằng cách khuếch tán qua các tế bào lót dạ dày và ruột non. Aspirin đi qua màng của một tế bào hiệu quả nhất trong kiểu A; trong kiểu B của nó nó không thể vượt qua lipid kép kỵ nước. Độ pH của dạ dày là khoảng 1,5 và khoang của ruột non là khoảng 6,0. Aspirin phần lớn được hấp thụ trong dạ dày hay trong ruột ? Giải thích.

Câu 18
Bạn đi bộ vấp ngã, cú ngã khiến bạn có một vết xước trên đầu gối, vết xước bao phủ trong bụi đất và bạn đang lo lắng về nhiễm trùng. Bạn không thể đi đến trạm y tế gần nhất để tiến hành tẩy trùng vết thương, có lẽ việc cho đường vào các vết thương có thể giúp đỡ để ngăn chặn một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bằng cách giết chết các vi khuẩn. Những lời giải thích phù hợp nhất cho cơ chế này là gì ?
A. Đường giết chết các vi khuẩn bằng việc nước vào các vi khuẩn theo áp suất thẩm thấu, thúc đẩy tế bào vỡ.
B. Đường giết chết các vi khuẩn bằng cách đưa nước ra khỏi tế bào vi khuẩn.
C. Đường thúc đẩy đường phân trong các tế bào da của bạn, cho phép các tế bào để chống lại nhiễm trùng.
D. Đường sẽ làm các vi khuẩn khó khăn trong việc xâm nhập để khuếch tán vào vết thương.
E. Với nồng độ cao của đường vào tế bào vi khuẩn và áp đảo các enzyme trao đổi chất, dẫn đến sự hình thành của sản phẩm phụ độc hại.

Câu 19
Hình dưới đây vẽ con đường đường phân. Có nhiều bước điều hòa trong quá trình đường phân. Bước điều hòa chủ yếu trong đường phân là sự chuyển hóa fructose 6-phosphate thành fructose 1,6-biphosphate nhờ enzym phosphofructose kinase. Enzym này bị ức chế dị hình (dị lập thể) bởi ATP và hoạt hóa dị hình bởi AMP. Bởi vậy, tỷ lệ ATP/AMP của tế bào là quan trọng trong việc điều hòa enzym phosphofructose kinase. Ngoài ra, pH thấp ức chế hoạt tính của enzym phosphofructose kinase. Khi làm hỏng chức năng của ti thể bằng chất dinitrophenol (DNP) thì chất DNP sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình đường phân?
Câu 20
B. subtilis là một loài vi khuẩn có khả năng sinh protease phân giải protein thành các axit amin. Một nghiên cứu sinh làm thí nghiệm như sau: Nuôi cấy B. subtilis có khả năng sinh protease hiệu suất 2 IU/ml sao cho đạt nồng độ 10^6 CFU/ml (CFU = Colony Form Unit – đơn vị hình thành khuẩn lạc, có thể hiểu 1 CFU là 1 tế bào có khả năng sinh sản) Lấy 1ml chủng vi khuẩn chang đều trên đĩa petri thạch cứng Ủ ở 37'C trong 2 giờ, sau đó chiếu tia tử ngoại bước sóng 260nm. Tiếp tục nuôi cấy thêm 48h ở điều kiện nhiệt độ phù hợp Kết quả: 4 chủng còn sống sót đều có kích thước khuẩn lạc nhỏ hơn kích thước chủng ban đầu. Thu 4 chủng này nuôi cấy riêng rẽ trong môi trường lỏng thích hợp sau đó kiểm tra hoạt tính protease thu được kết quả sau: 
Chủng 1: 0,1 IU/ml 
Chủng 2: 2 IU/ml 
Chủng 3: 12 IU/ml. 
Chủng 4: không sinh protease 
1. Nêu mục đích thí nghiệm của nghiên cứu sinh trên 
2. Giải thích cơ sở khoa học của tường bước làm 
3. Giải thích kết quả và cơ chế hình thành kết quả 
4. Sau 1 thời gian nuôi chủng 3, người ta nhận thấy hoạt tính sinh protease giảm dần. Tại sao có hiện tượng này? Đề xuất cách khắc phục 
Chú ý: Thuật ngữ IU = International Unit được hiểu là: khả năng phân giải cơ chất để tạo ra 1 micromol sản phẩm trong thời gian 1 phút (IU càng cao nghĩa là khả năng phân giải của enzyme càng mạnh).

Câu 21
Dihydofolate acid khi vào cơ thể chúng sẽ được enzyme dihydrofolat reductase chuyển dihydrofolic acid thành tetrahydrofolic acid. Tetrahydrofolate acid có vai trò trong quá trình tống hợp nucleic và amino axit. Khi quá trình tổng hợp nucleic và amino axit bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt tetrahydrofolate , việc phân chia và phát triển các tế bào có xu hướng bị ảnh hưởng lần đầu tiên. Dựa vào đó các nhà khoa học đã tìm ra một loại thuốc - Methotrexate (MTX) có cấu hình khá giống với Dihydofolate acid.

Dựa vào dữ kiện đề bài hãy giải thích:
a.Cơ chế hoạt động của thuốc này (MTX) ?
b. Quá trình này thường ức chế ở pha nào của chu kỳ tế bào
c. Sử dụng thuốc này thường gây ra các phản ứng phụ đáng kể như số lượng tế bào máu thấp, rụng tóc, loét miệng, tiêu chảy, gan, phổi, thần kinh và tổn thương thận. Giải thích ?

Câu 22
Tại sao thực vật vẫn có thể sinh sản sinh dưỡng thành cơ thể mới mà vật chất di truyền vẫn giống y tế bào mẹ ban đầu?
Trả lời: Thực vật có thể sinh sản sinh dưỡng thành cơ thể mới do có tính toàn năng, tính biệt hóa và phản biệt hóa, tức là tế bào thực vật có thể quay được về trạng thái tế bào gốc. Tính toàn năng của tế bào không liên quan đến enzim Telomerase. Còn thực vật sinh trưởng mãi là do ở đỉnh sinh trưởng của chồi, rễ có các tế bào gốc do đó ở đây enzim Tel hoạt động và giúp cho bảo toàn nguyên vẹn trình tự Tel cũng như sự toàn vẹn của vật chất di truyền.

Câu 23
Barbara là một sinh viên 19 tuổi đại học sống trong ký túc xá. Vào tháng Giêng, cô cổ họng bị đau, nhức đầu, sốt nhẹ, ớn lạnh và ho. Sau khi bị sốt, ho, ngày càng tăng và đau nhức trong nhiều ngày, Barbara nghi ngờ rằng cô bị bệnh cúm. Cô đi đến trung tâm y tế tại trường đại học của mình. Bác sỹ nói với Barbara rằng triệu chứng của cô có thể là do một loạt các bệnh như cúm, viêm phế quản, viêm phổi hoặc bệnh lao. Ông tiến hành chụp X – quang và thấy một chất nhầy có trong phổi trái. Và kết quả cho thấy dấu hiệu của bệnh viêm phổi, một tình trạng mà trong đó phổi có chất nhầy. Sau khi chẩn đoán Barbara bị viêm phổi, bác sỹ cho cô điều trị với amoxicillin, một kháng sinh thuộc nhóm β- lactam giống penicillin. Hơn một tuần sau đó, mặc dù tuân theo đầy đủ chỉ dẫn, Barbara vẫn cảm thấy yếu và không hoàn toàn khỏe mạnh, mặc dù cô ấy vẫn có thể làm hoạt động hàng ngày của cô. Nhiều loại vi khuẩn, nấm và vi rút có thể gây viêm phổi. Amoxicillin tác động lên thành peptidoglyca của tế bào vi khuẩn. Kể từ khi amoxicillin không giải quyết các triệu chứng của Barbara.
a. Theo bạn việc Barbara sử dụng amoxicillin trong điều trị nhưng không hiệu quả thì bác sỹ sẽ có kết luận gì về chủng gây bệnh ?
b. Hướng tiếp cận chữa trị mà theo bạn bác sỹ sẽ thực hiện để điều trị cho Barbara khi bạn biết là do một chủng vi khuẩn gây bệnh ?

Câu 24
a. Để xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể, người ta chọn lọc được ba dòng tế bào lai chuột – người và phân tích xem chúng chứa những nhiễm sắc thể nào của người. Sau đó tiến hành phân tích mỗi dòng tế bào về sự có mặt hay vắng mặt những loại enzim đặc trưng của người (dấu “+” biểu thị có mặt nhiễm sắc thể người hoặc có hoạt tính enzim, dấu “-” biểu thị không có). Dựa vào bảng kết quả sau đây, hãy chỉ ra nhiễm sắc thể chứa gen quy định mỗi loại enzim.
Dòng tế bào lai
Nhiễm sắc thể người
Enzim
2
6
7
10
12
13
22
A
B
C
D
E
X
-
+
-
+
+
-
+
+
-
-
+
+
Y
+
+
-
+
-
+
-
+
+
+
-
+
Z
-
+
+
-
-
+
+
+
-
+
-
-
b. Một nhà khoa học đã dùng phương pháp sinh học phân tử để cài gen – globin của người vào hệ gen của vi khuẩn với hi vọng rằng các tế bào vi khuẩn sẽ tổng hợp được phân tử – globin biểu
hiện chức năng. Nhưng kết quả là protein hình thành không có hoạt tính và người ta phát hiện ra protein này có một số axit amin nhiều hơn so với – globin được tạo ra ở người. Hãy giải thích tại sao có hiện tượng trên?

Câu 25
a. Virus Papilloma kí sinh trên cơ thể người có thể gây ra ung thư cổ tử cung. Virus này mã hóa E6, một protein gắn kết với p53. Dựa trên về thực tế này và những gì bạn biết về p53, bạn có nghĩ rằng protein E6 có tác động như thế nào về hoạt động p53?
b. Tại một ngôi làng gần nguồn nước bị nhiễm chất độc hóa học, các bác sỹ tiến hành khảo sát sự tác động các chất độc lên quá trình sinh trưởng của tế bào. Quan sát sự di truyền và dựa trên số liệu  thống kê cho thấy 91% người trong ngôi làng đó bị đột biến làm thay đổi chức năng của protein p53.  Nếu lấy ngẫu nhiên hai người (khác giới) trong ngôi làng không bị đột biến và họ lấy nhau thì xác suất đời con  bị đột biến p53 là bao nhiêu ? (Biết đột biến là đột biến lặn và nằm trên NST thường).

Câu 26
Bạn đã khám phá ra một loại men mới (M. catecus) có khả năng chuyển đổi kiểu giao phối giống như nấm men phát triển bình thường, S. cerevisiae. Các tế bào M. catecus tồn tại dưới ba dạng: haploid với kiểu phối giống b, haploid với kiểu phối giống β, và bipolar b / β. Bộ gen của M. catecus chưa được biết.
Bạn thành công trong nhân bản locus  MAT được cô lập từ  M. catecus, gọi là chủng H. Tuy nhiên, chủng H phát triển kém trong phòng thí nghiệm, và sự giao phối của chúng không rõ. Sử dụng DNA nhân bản, bạn thực hiện một thăm dò phóng xạ và sử dụng DNA này để thăm dò một đoạn DNA ở bộ gen của đoạn DNA đã được cắt bởi với enzyme giới hạn EcoRI. DNA từ ba loại khác nhau của một chủng thích nghi tốt với điều kiện tăng trưởng trong phòng thí nghiệm có mặt trên blot. Các kiểu môi trường chứa các loại tế bào sau: (1) tế bào b, (2) tế bào β và (3) b / β tế bào diploid.
Dựa trên những dữ liệu  kích thước EcoRI mảnh mang locus  MAT? Chỉ ra, các kiểu giao phối nào thuộc chủng H? Giải thích ngắn gọn các câu trả lời của bạn.

Câu 27
Giả sử bạn đang nghiên cứu những bước đầu của quá trình chuyển vị và chế biến của một phân tử protein tiết là prolactin. Bạn có thể sử dụng các đoạn mARN cắt ngắn để kiểm soát độ dài của prolactin đang sinh. Khi dịch mã invitro mARN mã hóa prolactin không mang codon kết thúc thì chuỗi polypeptide tạo thành sẽ kết thúc tại codon cuối của mARN và duy trì gắn với ribosome. Điều này cho phép tạo ra những đoạn polypeptide có chiều dài định trước nhô ra khỏi ribosome. Bạn đã  tạo ra một tập hợp các phân tử mARN mã hóa các phân đoạn đầu N của prolactin với chiều dài tăng dần, rồi tiến hành dịch mã invitro những mARN này sử dụng dịch chiết bào tương chứa ribosome,, tARN, aminoacyl-tARN synthetase, GTP cùng các yếu tố kéo dài và khởi đầu phiên mã. Khi bổ sung các acid amin đánh dấu phóng xạ vào hỗ nhợp dịch mã thì chỉ những polupeptide do mARN đưa vào bị đánh dấu. Sau khi hoàn thành dịch mã, phân tách mỗi hỗn hợp phản ứng bằng kỹ thuật điện di trên gel SDS-poly-acrylamide, và xác định các polypeptide đánh dấu bằng kỹ thuật chụp ảnh phóng xạ tự ghi.
a. Phóng xạ đồ tự ghi dưới đây thể hiện kết quả của thí nghiệm ở đó mỗi phản ứng dịch mã được thực khi khi có (+) hoặc không có (-) màng ti thể. Dựa trên khả năng di động trong gel của các peptide được tổng hợp khi có hoặc không có vi thể, hãy cho biết chuỗi prolactin đang sinh cần có độ dài như thế nào để peptide tín hiệu prolactin tiến vào khoang ER và bị peptidase phân cắt. 
b. Ở thí nghiệm khác, tiến hành mỗi phản ứng dịch mã kèm vi thể, sau đó ly tâm tách màng vi thể gắn ribosome ra khỏi ribosome tự do và protein hào tan. Với mỗi phản ứng dịch mã, điện di mẫu chứa toàn bộ phản ứng (T)  và mẫu chỉ chứa phân đoạn màng (M) trong hai giếng cạnh nhau. Từ kết quả phóng xạ đồ tự ghi thể hiện dưới đây, hãy dựa vào lượng polypeptide đánh dấu trong phân đoạn màng để xác định độ dài cần thiết của chuỗi polypeptide mới sinh sao cho ribosome tham gia dịch mã gắn với SRP và do đó gắn với màng vi thể.
Câu 28
Loài dơi hút máu ở Costa Rica thường không thể kiếm được máu từ động vật có vú vào một đêm nào đó. Wilkinson (1984) đã bắt dơi rồi nhốt không cho hút máu một đêm và nhận thấy rằng những con dơi bị nhốt được một số con dơi nhất định trong hang mớm máu cho.Các con dơi đã được cho máu thường mớm máu cho những con mà trước đó đã cho chúng máu. Dựa trên dẫn liệu trên, mối quan hệ trên thể hiện ở tập tính gì? Câu hỏi đặt ra là các con không có họ hàng có mớm máu cho nhau không ?

Câu 29
Quá trình điều kiển chuyển hóa đường glucose bằng phương thức dị lập thể nhờ hoạt động của các enzyme (Hexokinase, Pyruvate kinase, Phosphofructokinase-1). Trong đó, là enzyme trọng yếu điều khiển quá trình đường phân, được hoạt hóa dị lập thể bởi AMP và fructo 2,6-bisphosphate. Nồng độ của hai chất này tăng khi nguồn năng lượng dự trữ của tế bào giảm đi.
a. Dựa vào sơ đồ điều hòa, hãy nêu cơ chế hoạt hóa của 2 enzyme này ?
b. Khi insulin và glucagon được đo ở nồng độ cao, chúng sẽ tác động như thế nào đến hoạt động của enzyme fructo 2,6-bisphosphate ?
c. Giả sử, các nhà khoa học đang chế tạo ra 1 loại thuốc giảm béo dựa trên hoạt động của fructo 2,6-bisphosphate . Các phân tử thuốc được sản xuất dựa trên cơ chế làm tăng ái lực lực với fructo 2,6-bisphosphate , hãy đưa đến một giải thuyết cho lợi ích và tác hại của loại thuôc này ?

Câu 30
Araoperon kiểm soát sự biểu hiện của một số gen bao gồm araC. Với sự hiện diện của đường arabinoza và DNA gắn kết protein AraC, sự biểu hiện gen đã được tiến hành. Protein AraC có liên quan đến sự tự điều chỉnh. 
Như được miêu tả bên cạnh, các nhà nghiên cứu đã xây dựng một mạch gồm một loạt các promoter nhân tạo (mỗi bộ chứa một AraC có vị trí liên kết và tác nhân gây dị dạng). Hãy nhớ rằng sự hiện diện của arabinose và AraC thúc đẩy phiên mã xuôi dòng của gen, lacI mã hóa các chất ức chết LacI, và nó liên kết với LacI làm operator lac dừng hoạt động (thậm chí ở cả arabinose và AraC).
a. Nếu arabinose được thêm vào một vi khuẩn có chứa tất cả các vi khuẩn ba cấu trúc này. Giả sử có một lượng nhỏ AraC. Giải thích ngắn gọn cách YEP được tạo ra sau khi bổ sung arabinose.
b. Sau khi tăng sản lượng YFP ban đầu khi bổ sung arabinose, YFP được tắt như thế nào?
c. Bạn nghĩ rằng sự biến đổi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu một lượng nhỏ IPTG  (một tác nhân gây cảm ứng operator lac) đã được thêm vào môi trường cùng với arabinose.
d. Hãy vẽ sơ đồ thể hiện tác động lẫn nhau của 3 gen này ( => sự kích hoạt; ⟞ sự ức chế).
Đáp án:
a. Nếu arabinose được thêm vào thì AraC có khả năng liên kết với vị trí liên kết của nó trên ADN. AraC làm tăng cường phiên mã do vậy đoạn ADN phía sau chứa trình tự mã hóa YFP do vậy nên YFP được tạo ra sau khi bổ sung arabinose.
b. Do khi có arabinose và AraC thì sự phiên mã diễn ra làm tăng lượng sản phẩm gen YFP đồng thời cả sản phẩm gen LacI. Sự sản sinh nhiều chất ức chế LacI (sản phẩm LacI) sẽ làm ngừng hoạt động lac operator nên ngăn chặn ARN polymerase dịch chuyển tiếp trên ADN dẫn đến giảm biểu hiện gen phía sau lac operator như lacI và YFP.
c. Chất cảm ứng IPTG giúp tăng cường hoạt động của operoter lac, nên dù sự ức chế của chất ức chế lacI vẫn diễn ra (do có arabinose tăng cường phiên mã) thì các chất sau operator vẫn sẽ diễn ra --> YFP vẫn được tạo ra nhiều.
d. - Chất ức chế LacI có tác động ức chế operator lac nên ức chế biểu hiện cả 3 gen gồm cả chính nó.
- Gen AraC tạo sản phẩm là AraC tăng cường biểu hiện khi có arabinose nên tăng cường cả 3 gen gồm cả chính nó.
- Gen YFP không tác động lên 2 gen khác và cả chính nó.
- Sơ đồ:

Câu 31
Bạn tìm thấy một phức hợp gồm một phân tử protein và một phân tử RNA có khả năng cắt cơ chất là RNA.. Bạn muốn biết mối quan hệ nào chịu trách nhiệm về xúc tác. Bạn thực hiện một thử nghiệm phân tách in vitro trong điều kiện đệm thích hợp có chứa nồng độ Mg2+ thấp. Bảng dưới đây tóm tắt các kết quả từ việc thực hiện bảy phản ứng riêng biệt. Dấu “+” cho biết sự có mặt bao gồm các thành phần phản ứng. Spermidin là một chất mang điện tích dương không đặc hiệu cho phản ứng này.
STT phản ứng (pu)
1
2
3
4
5
6
7
Phân tử protein
-
+
-
+
+
-
+
Phân tử RNA
-
-
+
+
-
+
+
Spermidin
-
-
-
-
+
+
+
Mức độ cắt
0
0
0
90
0
50
90
a. Protein hay RNA có vai trò làm chất xúc tác trong phản ứng này? Giải thích những phản ứng nào đã giúp bạn kết luận như vậy ?
b. Đề xuất chức năng của spermidine trong hai phản ứng cuối cùng.
Đáp án: Nhận xét kết quả:
+ Không có ARN (pu 1, 2, 5) thì phản ứng cắt không xảy ra. Chỉ có protein (phản ứng 2) hoặc chỉ có protein và spermidin (phản ứng 5) thì phản ứng cắt cũng không xảy ra.
+ Chỉ có ARN (pu 3) thì phản ứng cắt cũng không xảy ra.
+ Phản ứng chỉ xảy ra khi có ARN (pu 4, 6, 7) và có thêm protein (pu 4) hoặc spemidin (pu 6) hoặc có cả hai (pu 7).
a.
- Kết luận: ARN có chức năng xúc tác.
- Do chỉ cần có ARN và spermidine (pu 6) hoặc chỉ cần protein và ARN (pu 4) đã đủ để xúc tác sự cắt ARN.
- Như vây, điều kiện cần để có phản ứng xảy ra là có mặt ARN nhưng cần thêm điều kiện đủ để phản ứng diễn ra thành công là có mặt một trong 2 thành phần: spermidine hoặc protein.
b.
- Spermidine có thể có khả năng giữ cho ARN làm nhiệm vụ xúc tác và ARN làm cơ chất có không bị tách nhau ra trong phản ứng.
- Do cơ chất là ARN và chất xúc tác cũng là ARN hai chất này cùng tích điện âm ở gốc photphat nên dễ đẩy nhau ra, spermidine tích điện dương nên có khả năng gắn kết 2 phân tử này lại với nhau.

Câu 32
Bạn muốn nghiên cứu tương tác giữa DNA gắn kết nucleosome và một deacetylase histone cụ thể. Bạn thực hiện một thí nghiệm để xác định sự tương tác giữa DNA và protein dựa trên sự di chuyển (phương pháp điện di EMSA). Bạn sử dụng một  32P đánh dấu kết thúc, mẫu DNA tuyến tính chứa hai vị trí định vị nucleosome. Bạn tập hợp hai nucleosome trên. Mẫu DNA trước khi ủ với và không có histone deacetylase. Đối với một số phản ứng, bạn sử dụng các nucleosome không thay đổi. Đối với các phản ứng khác, bạn sử dụng các nucleosome được methyl hóa ở lysine 36 của histone protein H3.
a. Dựa vào dữ liệu, đề xuất một mô hình tương tác giữa deacetylase histone và nucleosome-liên kết DNA..
b. Bạn dự đoán loại protein miền nào cho phép deacetylase histone tương tác với nucleosome?
Đáp án:
a.
- Ở lane 1, 2, 3, 4 có deacetylase histon (viết tắt DH) có nhiều hơn 1 băng so với lane đối chứng 5 --> chứng tỏ DH gắn kết được với nucleosome liên kết ADN (viết tắt N-ADN).
- Ở lane 2, 3 và 4 có xuất hiện 2 băng mới (ngoài băng giống băng ở lane 5) và vì mẫu DNA tuyến tính chứa hai vị trí định vị nucleosome nên hai DH có khả năng gắn N-ADN đi cùng một lúc tạo ra 2 băng mới trên (băng trên cùng là chứa cả 2 DH, băng thấp hơn chứa 1 DH).
- Trong lane có nucleosome được methyl hóa thì N-ADN sẽ được nhận diện và gắn kết với DH tốt hơn so với các nucleosome không được methyl hóa (do ở lane 1, 2 băng phía dưới cùng đậm hơn so với băng ở lane 3, 4, tức là N-AND không gắn với DH giảm dần).
b. DH có thể bao gồm miền protein gọi là chromodomain để có thể tương tác với histone H3 đã được methyl hóa. Chromodomain là loại protein cấu trúc giúp gắn kết các histon được methyl hóa và thường có mặt trong các phức hệ điều hòa phiên mã (gồm ARN can thiệp và protein).

Câu 33
Bạn quyết định nghiên cứu ba protein-Protein A, Protein B, Protein C- với vai trò tiềm năng trong sửa sai phiên mã ở các tế bào động vật có vú. Bạn thực hiện một thí nghiệm để xác định sự tương tác giữa DNA và protein dựa trên sự di chuyển (phương pháp EMSA). Dữ liệu được hiển thị bên dưới. Tất cả các phản ứng chứa đệm liên kết và đoạn DNA có đánh dấu bao gồm trình tự gắn với vị trí liên kết DNA đối với Protein, với DNA là một gen của động vật có vú. Protein được tinh sạch và thêm vào ở các mẫu thí nghiệm khác nhau.
a. Dựa trên dữ liệu này, liệu Protein A có liên kết với DNA? Giải thích của bạn về câu trả lời.
b. Cung cấp một lời giải thích cho kết quả quan sát thấy trong lane 5. Sử dụng các dữ liệu trong lane 2 cũng như trong giải thích ở câu a của bạn.
c. Đề xuất một mô hình cho cách Protein B có khả năng kích hoạt phiên mã.
Đáp án:
a.
- Protein A có liên kết với ADN.
- Dựa vào lane số 4 (chỉ có protein A): dải băng gần cực âm là đoạn ADN gắn với protein A, còn dãy băng ADN không liên kết với protein A sẽ nằm ở gần cực dương của gel (bằng với băng ADN của lane 1).
b.
- Protein A có khả năng gắn kết trực tiếp với ADN (từ câu a).
- Ở lane số 5 (có proetin A và B) xuất hiện thêm 1 băng nằm gần cực âm hơn chứng tỏ nặng hơn --> băng đó gồm protein A + B + ADN. Tuy nhiên, ở lane 2 (chỉ có protein B) thì chỉ có một băng chứng tỏ B chỉ liên kết với ADN khi có A ---> B gắn vào A còn A gắn vào ADN.
- Vậy lane số 5 gồm: dải băng gần cực âm nhất là đoạn ADN gắn với protein A và B, dãy băng ADN không liên kết với proetin A sẽ nằm ở gần cực dương của gel, còn dãy ở giữa là dãy ADN chỉ liên kết với protein B.
c.
- B chỉ liên kết với ADN khi có A ---> B gắn vào A còn A gắn vào ADN (từ câu b).
- Vậy phức hợp proetin A và B có thể là phức hợp hoạt hóa bằng cách tăng ái lực với ARN polymerase hoặc các yếu tố phiên mã làm tăng biểu hiện của gen.
- B là chất kích thích phiên mã nhưng B không tự gắn được vào ADN mà cần A để liên kết được với ADN.

Câu 34
Ở một loài thực vật lưỡng bội, khi cho một hoa hồng, thân cao lai với một cá thể khác có cùng kiểu hình, đời con thu được 2000 cá thể, trong đó tỷ lệ  phân bố cho các kiểu hình sau: 
27% thân cao, hoa đỏ
36 % thân cao, hoa hồng
12 % thân cao, hoa trắng
9 % thân thấp, hoa đỏ
12% thân thấp, hoa hồng
4 % Thân thấp, hoa trắng
Biết rằng, mỗi tính trạng do một gen nằm trên NST thường quy định, tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn, không có gen đột biến và đột biến NST trong quá trình phát sinh giao tử, tỷ lệ mỗi giao tử như nhau. Hãy giải thích kết quả của mỗi phép lai.
Đáp án:
- Vì mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy định mà tỉ lệ mỗi giao tử như nhau nên có thể là PLĐL (hợp lý ---> nhận) hoặc HVG với tần số f=50% (khó xảy ra --> loại). Do tỉ lệ kiểu hình ở F1 bất thường so với phân ly độc lập bình thường nên có thể do: có hiện tượng độ biểu hiện khác nhau ở các kiểu gen.
- F1: Đỏ : 36%,  Hồng: 48%, Trắng: 16%. so với tỉ lệ bình thường là 25% đỏ: 50% hồng: 25% trắng ----> Độ biến thiên so với tỉ lệ bình thường: Đỏ tăng 11%, Hồng giảm 2%, Trắng giảm 9%.  
- Vậy:
+ Kiểu gen BB: chắc chắn có kiểu hình màu đỏ.
+ Kiểu gen Bb: 96% hồng và 4% đỏ.
+ Kiểu gen bb: 64% trắng và 32% đỏ.
- Sơ đồ lai:
P:  AaBb x AaBb
F1: (75% A_ cao : 25% aa thấp)
x (25% BB đỏ : 48% Bb hồng : 2% Bb đỏ : 16% bb trắng : 9% bb đỏ) 

Câu 35
a. Để xâm nhập thành công vào tế bào, các vi khuẩn và virut có khả năng nhiễm vào tế bào phải gắn vào thụ thề trên bề mặt tế bào.HTV nhiễm vào các limpho T trợ giúp mà tế bào này có phân tử CD4, nhung không có CD8 trên bể mặt tế bào. Điều này giúp phân biệt tế bào limpho T với các tế bào limpho khác. Do vậy CD4 được giải thiết là thụ thề đối VỚI HIV. Bạn hãy thử làm một thí nghiệm để khẳng định giải thiết này là đúng ?
b. Được biết rằng HIV không thề nhiễm vào chuột, mặc dù chuột có các tế bào T, có CD4 dương tính bởi vì CD4 của chuột không thể gắn với HIV. Để nghiên cứu sâu hơn về cơ chế nhiễm HIV trong tế bào người, những thí nghiệm được tiến hành và thu được kết quả như sau :
1. Khi gen mã hóa CD4 của người được biểu hiện trong các tế bào T của chuột, HIV có thể gắn với các tế bào nhưng không thể nhiễm vào chúng.
2. Khi thụ thể chemokin (CXCR4) được biểu hiện bổ sung vào sự biểu hiện CD4 của người trong tế bào chuột thì HIV có thề nhiễm vào tế bào chuột.
3. Khi các gen mã hóa CD4 và CXCR4 của người được biều hiện trong tế bào chuột và các tế bào này được nuôi dưỡng trong môi trường có SDF-1a ( một cấu tử của CXCR4 ) thì sự nhiễm HIV bị rối loạn
Từ những thí nghiệm trên , bạn có kết luận gì ?
Đáp án:
a. Thí nghiệm: tách riêng 2 dòng tế bào T-CD4 và dòng TB limpho T chứa cả thụ thể T-CD4 và TCD8; cho lây nhiễm HIV vào 2 dòng TB. Sau đó giải trình tự gen của 2 dòng xác định xem có nhiễm HIV không
b. - Khi gen mã hóa CD4 của người được biểu hiện trong tế bào T của chuột, HIV chỉ gắn với tb nhưng không thể lây nhiễm vào chúng => thụ thể CD4 tương thích với thụ thể trên HIV
- Khi thụ thể chemokin được biểu hiện bổ sung vào sự biểu hiện CD4 của người trong tb chuột thì HIV có thể lây nhiễm vào TB chuột => sự có mặt của CXCR4 cùng với CD4 cho phép HIV gắn và đi vào tế bào, CXCR4 có vai trò như cofactor của CD4 cho phép HIV đi vào
- Khi có cả gen mã hóa CD4 và CXCR4 trong tb chuột, môi trường có SDF - 1a thì sự nhiễm HIV bị rối loạn => SDF - 1a ngăn cản liên kết của CXCR 4 với CD4.

Câu 36
Một trong những cách cổ điển nghiên cứu chức năng của bất kỳ gen chưa xác định nào là gây đột bién nó và nghiên cứu ảnh hưởng lên hoạt động tế bào. Điều này từng thành công vói sinh vật nhân sơ. Trong một thí nghiệm như vậy ở sinh vât nhân thực, để xác định chức năng của một gen X ở chuột, một plasmit được tạo ra chứa gen X. Sau đó gen neo r (gen ít vùng khỏi động quy định sức kháng neomycin cho tế bào) được cho vào trong gen X. Te bào gốc của chuột chuyền nhiễm với plasmit này được nuôi cấy trong ống nghiệm trong môi trường có neomycin và chỉ một vài tế bào sống sót. Lưu ý rằng tế bào gốc nhạy cảm với neomycin.
Hãy xác định những phát biểu sau đây là đúng (Đ) hay sai (S)
a. Sự biểu hiện sen neor tù plasmit cung cấp sức đề kháng và cho phép các tế bào sinh trưởng trong môi trường có neomycin
b. Tế bào lớn lên trong môi trường nuôi cấy có thể có gen X đột biến trong hệ gen
c. Có thề suy luận rằng gen X rất quan trọng đối vói tăng trưởng tế bào vì đa số tế bào gốc đã chết trong mỗi trường nuôi cấy
d. Plasmit nhân lên trong ống nghiệm dẫn đến sự chuyển ngang của nó sang tế bào khác, làm chúng kháng lại kháng sinh
Đáp án: S Đ S S

Câu 37
Khoảng thời gian điển hình của quá trình trùng họp tubulin để tạo thành vi ống được thế hiện trong đồ thị.
a. Giải thích các phần khác nhau của đường cong (có đánh dấu a, b, và c). Vẽ một sơ đồ thề hiện hoạt động của các phân tử tubulin trong từng giai đoạn.
b. Các đường cong trong hình sẽ thay đổi thế nào nếu các trung tử được thêm vào ngay từ
đầu ?
Đáp án:
a. Có 3 giai đoạn của quá trình trùng hợp tubulin được thể hiện trên hình.
- A: Pha khởi đầu (lag phase): các tubulin dạng nhị trùng (dimer với hai tiểu đơn vị là α và β) kết hợp lại tạo thành các oligomer (nucleation/tạo mầm) mở đầu cho quá trình trùng hợp.
- B: Pha kéo dài (elongation phase): Tubulin nhị trùng liên kết với GTP khiến quá trình trùng phân diễn ra nhanh chóng. Phần trăm phân tử tubulin trong vi ống hình thành tăng lên.
- C: Pha cân bằng (plateau phase): Khi nồng độ phân tử tubulin trong dung dịch đạt mức thấp khiến sự trùng hợp không thể diễn ra nữa thì quá trình này đạt trạng thái cân bằng, số phân tử tubulin thêm vào và bớt ra khỏi vi ống có tỷ lệ tương đương nhau.
b. Khi thêm trung thể vào ngay từ đầu thì sẽ không còn pha khởi đầu bởi vì với thành phần vòng phức hợp γ tubulin, trung thể có thể khởi động quá trình trùng hợp của các tubulin dimer.

Câu 38
Vì sao tỷ lệ loãng xương ở nữ giới thường cao hơn nam giới?
Đáp án:
Mật độ xương ở nữ giới thường thấp hơn nam chủ yếu do sự suy giảm hormone estrogen (estradiol) theo tuổi. Còn ở nam giới thì lượng estradiol hầu như không suy giảm theo tuổi. Estrogen có tác dụng làm giảm số lượng và hoạt động của tế bào hủy xương (osteoclast, hủy cốt bào) [1] đồng thời làm giảm sự chết đi của các tế bào tạo xương (osteoblast) [2]. Khi lượng estrogen suy giảm theo tuổi ở nữ giới đặc biệt là giai đoạn mãn kinh và trên 60 thì hoạt động của tế bào hủy xương tăng lên làm suy giảm mật độ xương. Sự suy giảm này làm tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương. 
Ngoài ra khi mang thai thì một lượng lớn calcium từ mẹ cũng chuyển sang cung cấp cho thai nhi. Khi nuôi con bằng sữa thì calcium cũng chuyển cho con. 

Câu 39
Hàm lượng hormone nữ estrogen cao làm tăng tỷ lệ mắc một số dạng ung thư. Do đó, một số loại thuốc tránh thai sớm chứa nồng độ estrogen cao cuối cùng đã bị ngừng sử dụng vì điều này được phát hiện có thể làm tăng nguy cơ ung thư niêm mạc tử cung. Những người chuyển giới nam sử dụng các chế phẩm estrogen để tạo vẻ bề ngoài giống phái nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn. Nồng độ androgens cao (hormone giới tính nam) làm tăng nguy cơ một số dạng ung thư khác, chẳng hạn như ung thư tuyến tiền liệt. Liệu có thể suy ra rằng estrogen và androgens có khả năng gây đột biến không ?

Câu 40
Thực vật ngày nay được biến đổi gen để tăng năng suất cũng như khả năng sống sót. Một trong những biện pháp biến đổi gen đó là chuyển gen kháng thuốc trừ sâu vào thực vật. Tuy nhiên, cây trồng biến đổi gen này có thể giao phấn với các cây họ hàng hoang dại, có thể làm xuất hiện loài cỏ dại có ưu thế sống sót hơn các loài cỏ khác, làm chúng khó bị loại bỏ trên đồng ruộng hơn. Nêu các biện pháp để thu được cây trồng biến đổi gen ngăn ngừa được hiện tượng thất thoát gen chuyển này.
Đáp án: Các biện pháp:
- Tạo cây bất thụ đực: sản sinh hạt phấn bất thụ.
- Chuyển gen vô phối sinh vào cây: làm cây sinh hạt phấn không thụ tinh được. Phôi và nội nhũ phát triển không qua thụ tinh.
- Chuyển gen cần chuyển vào hệ gen lục lạp: di truyền dòng mẹ, gen không thể thất thoát qua hạt phấn.
- Làm cho hoa phát triển bình thường nhưng không nở: sự tự thụ phấn vẫn xảy ra nhưng sự giao phấn không xảy ra.

2 Comments

Post a Comment

Previous Post Next Post

Technology

Video