Chatbox

1. (10A-2008) Một bệnh di truyền hiếm gặp có triệu chứng suy giảm miễn dịch, chậm lớn, chậm trường thành và có đầu nhỏ. Giả sử em tách chiết được ADN từ một bệnh nhân có các triệu chứng nêu trên và tim thấy các mạch ADN dài đầy đù và các đoạn rất ngắn hầu như luôn có tồng khối lượng tương đương. Bệnh nhân này có nhiều khả năng là do sai hòng về loại enzym nào dưới đây và giải thích.
a. DNA ligase
b. Topoisomerase
c. DNA polymerase
d. Helicase

2. (13A-2008) Khả năng hấp thu một loại thuốc qua đường tiêu hóa phụ thuộc vào một số yếu tố. Hình dưới đây là cấu trúc hóa học của penicillin V, là một axit yếu (pKa = 2,7). Độ pH trong dạ dày là khoảng 2,0 và trong ruột là khoảng 7,5. Phần lớn thuốc này dược hấp thu trong ruột.
Câu nào dưới đây phù hợp nhất để giải thích hiện tượng nêu trên:
a. Thuốc này có bản chất kị nước nên nó chì vượt qua màng ruột và dạ dày ờ mức rất thắp.Tuy vậy, do bề mặt ruột lớn, nên phần lớn thuốc được hấp thu ờ đây.
b. Trong dạ dày, thuốc chủ yếu ờ dạng không ion hóa, nên chi được hấp thu ờ mức thấp. Đây là lý do chủ yếu thuốc được hấp thu ớ ruột.
c. Dạng ion hóa của thuốc chiếm ưu thế trong ruột làm chậm sự hấp thu thuốc, nhưng nhờ diện tính bề mặt ruột rất lớn nên thuốc vẫn chú yếu dược hấp thu ớ đây.
d. Do trong dạ dày độ pH thấp và nhu động tiêu hóa nhanh, nên thuốc bị phân cắt hoàn toàn thành các phân đoạn nhó; các phân đoạn này sau đó được hấp thu ờ ruột.

3. (17A-2008) Trong cả ngày, mức độ đồng hóa thực (tinh) CO2 của một cây là 0,5 moles. Vào đêm, mức độ tiêu thụ thực O2 là 0,12 moles. Cho rằng trao đổi khí chỉ phụ thuộc vào quang hợp và hô hấp sừ dụng sinh khối (có khói lượng phân tử tương đương 30). Năng suất thực hoặc tiêu thụ sinh khối tính bằng gam trong chu kỳ 12 giờ ban ngày : 12 giờ ban đêm là bao nhiêu ?

4. (21A-2008) Một số đặc điểm của các sinh vật quang tự dưỡng được ghi trong bảng dưới đây:
Nhóm
Điểm bù ánh sáng (đơn vị Klux)
Điểm bào hòa ánh sáng (đơn vị Klux)
Điếm bù C02 (ppm)
1
1 -3
>80
0
II
1 -2
50-80
>40
III
0.2-0.5
5-10
>40
IV
Không có dữ liệu
1 -2
Không có dữ liệu

Cho các sinh vật: Thực vật C3 ưa sáng, C3 ưa bóng, C4, rêu, tào sống ở biển sâu. Sắp xếp các sinh vật với nhóm tương ứng.

5. (30A-2008) Lượng máu bơm trong một phút ra khói tim được tính bằng lượng máu mỗi lần tâm thất bơm khỏi tim nhân nhịp đập của tim. Lưu lượng tim là khối lượng máu tống đi bời tâm thất sau mồi lần đập. Nếu tim một người phụ nữ đập 56 lần trong một phút, khối lượng máu trong tim cô ta là 120 ml vào cuối tâm trương và 76 ml ờ cuối tâm thu, lượng máu bơm/phút cùa cô ta là bao nhiêu?

6. (46A-2008) Sàn phẩm phế thải của việc khai thác mò thường chứa rất nhiều kim loại độc (ví dụ như đồng, chì) khiến cho hầu hết các cây không thế sinh trường được trên đất có các phế thải của mó. Tuy nhiên, có một số loại có có thế phát triển tốt trên cá đất chưa ô nhiễm lẫn trên đất đã bị ô nhiễm bởi các phế thải của mỏ. Các cây này có khả năng kháng lại các kim loại độc khi sinh trường trẽn đất õ nhiễm, còn khi sống trên đất không bị ô nhiễm thì khá năng này lại bị suy giảm. Các cây cỏ này được thụ phấn nhớ gió. Quần thế có khả năng kháng lại kim loại độc đã được thụ phấn nhờ gió với quần thế không có khả năng kháng. Tuy nhiên, ruốt cuộc các cây ít kháng được với kim loại độc lại sinh trưởng trên đất bị ô nhiễm còn các cây kháng tốt với kim loại dộc lại bị chết trên đất không bị ô nhiễm. Quá trình này chứng tò:
a. Chọn lọc định hướng.
b. Hiệu ứng thắt cổ chai quần thể.
c. Sự tiến hóa cùng khu vực địa lý.
d. Chọn lọc phân hóa

7. (58A-2008) Các con vật có thế sừ dụng đồng hồ sinh học (chu kì ngày đêm) đế xác định hướng và vị trí cúa mặt trời. Trong một thi nghiệm tiến hành ờ Iceland, một con chim dược huấn luyện tìm thức ăn ở phương tây bị nhốt trong lồng nay được thả cho bay lẽn trời. Chu kí ngày đêm đã bị lệch pha chậm lại 6 giờ và sau khi bị lệch pha con chim đã trớ về lồng cùa mình vào lúc 12 giờ trưa. Người ta đã quan sát thấy con chim kiếm thức ăn ờ phương nào? Giải thích.

8. (3B-2008) Có một số cơ chế “tế bào chết theo chương trình”. Một cơ chế như vậy được kích hoạt bằng dạng nguyên từ oxy phản ứng mạnh. Trong tế bào binh thường, màng ngoài ti thể bieu hiện mạnh protein Bcl-2 trên bề mặt cùa nó. Một protein thứ hai là Apaf-1 liên kết vào Bcl-2. Nhưng khi có nguyên tử oxy phản ứng mạnh, nó làm Apaf-1 giải phóng khôi Bcl-2; lúc này, một protein thứ ba là Bax thấm được qua màng ti thể và làm giải phóng cytochrome c. Khi được giải phóng, cytochrome c tạo một phức với Apaf-1 và caspase 9. Phức này sau dó hoạt hóa một loạt protease khác gây phân giải các protein của tế bào. Cuối cùng tế bào chết và bị thực bào.
Một tế bào khi được bộc lộ với dạng nguyên từ oxy phản ứng mạnh sẽ có số phận thế nào trong mồi tinh huống sau?
I: Tế bào nhận dược một tín hiệu ức chế biểu hiện protein ApaM.
II: Tế bào tổng hợp ra protein Bcl-2 có ái lực thấp.
III: Một chất ức chế Apaf-1 theo kiểu ức chế cạnh tranh và ngăn protein này liên kết vào Bcl-2 được bố sung dư thừa vào tế bào.
IV: Một loại hóa chất làm giảm tì lệ số phân tử Bax / Bcl-2 được bổ sung vào tế bào.
Mỗi trường hợp trên, hãy dự đoán số phận của tế bào.
A. Không xảy ra apoptosis
B. Tế bào sẽ chết theo chương trình.
C. Không dự đoán được.

9. (7B-2008) Leena là một sinh viên chuyên ngành Sinh học phân tử. Cô ta tinh sạch hai phân đoạn ADN có kích thước tương ứng là 800 và 300 cặp bazơ. Hai phân đoạn này thu được bằng việc cắt một plasmit bằng enzym giới hạn HindIII. Trong mỗi phân đoạn này có một vị trí giới hạn của EcoRI. Leena muốn nối hai phân đoạn này với nhau để thu được một gen có kích thước 1,1 kb như vẽ trên Hình 7.1. Cô ta nghi ngờ về khả năng gen này có một trình tự mã hóa protein duy nhất.
Vì vậy, cô ta tiến hành trộn hai phân đoạn với nhau trong một dung dịch đệm phù hợp bổ sung một lượng dư ADN ligaza, rồi ủ hỗn hợp. Sau 30 phút, cô ta hút ra một giọt dịch (từ hỗn hợp phản ứng) rồi tiến hành chạy điện di trên gel agarose để kiểm tra kết quả. Cô ta rất ngạc nhiên vì trên bản gel điện di ngoài băng 1,1 kb còn có nhiều băng điện di có kích thước khác nữa.
I. Câu giải thích nào sau đây về kết quả thu được là đúng?
a. Hai phân đoạn được dùng để nối không đủ sạch.
b. Sở dĩ trên bản gel có nhiều băng kích thước khác nhau là do ADN trong hỗn hợp phản ứng bị phân giải.
c. Kiểu hình băng điện di thu được là do sự nối ghép ngẫu nhiên giữa các phân đoạn có kích thước khác nhau
d. ADN ligaza không hoạt động, vì vậy, các phân tử ADN nối ghép ngẫu nhiên với nhau
II. Nếu lấy một giọt dịch từ hỗn hợp phản ứng nêu trên được ủ trong vòng 8 giờ đem điện di, kết quả mong đợi là gì?
a. Các băng tương ứng với khối lượng phân tử cao chiếm ưu thế.
b. Các băng có khối lượng phân tử thấp chiếm ưu thế 
c. Thu được một số lượng lớn phân tử có chiều dài khác nhau tạo nên một dải băng chạy liên tục dọc bản gel 
d. Kiểu hình băng điện di giống hệt như ở hình ở trang trước. Chỉ có cường độ sáng của mỗi băng tăng lên.
III. Leena quan tâm đến phân đoạn 1,1 kb vẽ trên Hình 7.1. Vì vậy, cô ta tiến hành rửa chiết phân đoạn 1,1 kb từ gel ở Hình 7.2. Một phần sản phẩm rửa chiết được cắt bằng enzym HindIII cho ra hai phân đoạn có chiều dài 800 và 300 cặp bazơ như mong đợi. Để khẳng định đúng các vị trí giới hạn trên đoạn gen tái tổ hợp, cô ta xử lý phần sản phẩm rửa chiết còn lại bằng enzym EcoRI. Kiểu hình mong đợi của băng điện di trong phản ứng cắt thứ hai này như thế nào?   

10. (9B-2008) Về cơ bản quang chu kỳ cần cho thực vật ra hoa có thể mô tả như sau :
I. Thực vật ngày ngắn
II. Thực vật ngày dài
III. Thực vật không phụ thuộc vào độ dài ngày
Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến sự ra hoa của hai kiểu thực vật được mô tả trong các hình sau, trong đó TM là ánh sáng tối thiểu thực vật cần để tạo ra chất hữu cơ cần thiết dùng cho trao đổi chất của chúng và CP là thời gian ra hoa. Hãy chọn một kiểu thực vật (I, II hoặc III) cho mỗi hình vẽ trong số 3 hình sau và giải thích.
11. (12B-2008) Hô hấp tổng số (R) của cây còn non được mô tả qua hàm số R = 0,27 P + 0,015 W, trong đó P là lượng đường glucose tổng số tạo ra trong một ngày và W là khối lượng trung bình của thực vật.  
Trong số các quá trình được ghi dưới đây, một số quá trình có ảnh hưởng tới hệ số 0,27 của phương trình trên, một số quá trình không ảnh hưởng.  
1. Vận chuyển nước bên trong tế bào
2. Khử các ion nitrate (NO3-) thành ion amôni  (NH4+) 
3. Hấp thu ion K+ qua màng plasma của tế bào nội bì.
4. Hấp thu CO2 trong tế bào mô giậu. 
5. Đóng và mở lỗ khí
6. Độ dài của chuỗi polypeptit 
7. Hấp thu ánh sáng của chlorophyll a 
Quá trình nào có ảnh hưởng tới hệ số 0,27?

12. (13B-2008) Thể tích hô hấp được xác định như là thể tích không khí đi vào phổi trong một lần hít vào, thể tích đó gần bằng với thể tích thở ra trong điều kiện hô hấp yên tĩnh, bình thường. Sự trao đổi khí với máu xảy ra trong phế nang của phổi . Trong đường dẫn khí ( như khí quản), cũng chứa một lượng khí và không có trao đổi khí. Khoảng không gian của các đường dẫn khí đó gọi là khoảng chết giải phẫu. Như vậy, khối lượng của không khí mới đi vào phế nang trong mỗi một lần hít vào bằng với thể tích hô hấp trừ đi thể tích của không khí chứa trong khoảng chết giải phẫu. Tổng khối lượng không khí mới vào trong phế nang trong một phút gọi là thông khí phế nang và biểu diễn bằng ml/ phút; nó thay đổi tùy thuộc vào tần số hô hấp.
Hãy quan sát bảng dười đây về đặc điểm hô hấp giả định của ba cá thể A, B và C:
Cá thể
Thể tích hô hấp (ml/nhịp)
Tần số hô hấp (số lần thở trong một phút)
Thể tích khí chết (ml/nhịp)
A
800
12
600
B
500
16
350
C
600
12
200
Điều nào dưới đây là đúng về sự thông khí phế nang của ba cá thể này?
a. Cá thể B có sự thông khí phế nang lớn hơn cá thể C.
b. Cá thể A có sự thông khí phế nang lớn hơn cá thể C.
c. Cá thể C có sự thông khí phế nang lớn hơn cá thể B
d. Cá thể A có sự thông khí phế nang lớn hơn cá thể B.

13. (17B-2008) Các thông số trong bảng dưới đây là của bốn con vật A,B, C và D
Động vật
Nhịp hô hấp (số lần hít vào/ phút)
Nhịp tim (số lần/phút)
Thân nhiệt (°C)
A
160
500
36,5
B
15
40
37,2
C
28
190
38,2
D
8
28
35,9










Từ những số liệu trong bảng trên hãy sắp xếp theo trình tự từ A đến D về tương quan diện tích bề mặt cơ thể trên đơn vị thể tích cũng như khối lượng máu được vận chuyển. Giải thích.

14. (27B-2008) Sự di truyền một bệnh gây ra do một gen trội liên kết gần với một chỉ thị vi vệ tinh trên nhiễm sắc thể thường ở một phả hệ như sau:
Các cá thể trong phả hệ được phân tích sự biểu hiện bệnh cùng với sự 7 alen vi vệ tinh microsatellite khác nhau, kí hiệu trên hình bằng các số. Từ các kiểu gen ở thế hệ III, hãy cho biết tần số tái tổ hợp giữa gen gây bệnh và chỉ thị microsatellite liên kết với nó. 

15. (32B-2008) Quan hệ giữa các cá thể của nhiều loài khác nhau được gọi là quan hệ tương tác giữa các loài. Một số quan hệ đó được ghi theo số thứ tự dưới đây:  
1. Rêu (A) bám trên thân và cành của cây (B). 
2. Loài nhậy cái (A) là loài côn trùng duy nhất có khả năng thụ phấn cho cây ngọc giá (Yucca) (B). Nhậy cái bay đến hoa của cây Yucca  trên đầu nhậy có mang nhiều hạt phấn. Nhậy chạm đầu mang hạt phấn vào đầu nhụy của hoa thụ phấn cho hoa đồng thời đẻ một ít trứng vào một số noãn của cây.  Kết quả, trứng phát triển giết chết những hạt mà nhậy đã đẻ trứng trên đó. Nếu có quá nhiều hạt bị đẻ hỏng, quả cũng sẽ bị hỏng, nhưng như vậy ấu trùng nhậy cũng bị chết.     
3. Wolbachia là vi khuẩn (A) trông giống như rận gây bệnh cho côn trùng (B). Các con côn trùng đực hoặc bị vi khuẩn sống trên cơ thể giết chết hoặc tự phát triển thành như con cái, dẫn tới tỷ lệ giới tính trong quần thể bị thay đổi (nghiêng về tỷ lệ con cái). 
4. Các cây (A) hấp dẫn kiến (B) qua tuyến mật ở bên ngoài hoa, nhờ đó ngăn cản các động vật tới ăn cây. 
Xác định mối quan hệ sinh thái giữa các loài.

16. (33B-2008) Mô hình toán học có thể áp dụng cho nhiều hoạt động tập tính của vật ăn thịt. Trong mô hình toán học đơn giản, người ta cho rằng vật ăn thịt có thể ăn con mồi thuộc 2 loài. Con mồi 1 và con mồi 2, và con mồi bị bắt và bị ăn thịt mỗi khi bị vật ăn thịt phát hiện. Đối với vật ăn thịt, các  biến số Ts, N1, N2, E1, E2, TH1, và TH2 được xác định như sau :
Ts: thời gian tổng số cần để tìm thấy loài là con mồi
M1: Số lượng con mồi 1 bị bắt gặp / đơn vị thời gian
N2: Số lượng con mồi 2 bị bắt gặp / đơn vị thời gian. 
E1 : Năng lượng thu nhận được từ một con mồi 1.
E2: Năng lượng thu nhận được từ một con mồi 2 
TH1: Thời gian cần thiết cho mỗi con mồi, bao gồm thời gian cho bắt mồi và tiêu thụ con mồi
TH2:  Thời gian cần thiết cho mỗi con mồi 2.
A. Một khi con mồi bị bắt, năng lượng mà vật dữ thu được (tính bằng lượng Calo trên một đơn vị thời gian) từ mỗi loài bị ăn thịt (loài bị ăn thịt một và loài bị ăn thịt 2, theo thứ tự) được tính theo công thức nào sau đây là phù hợp ?  
B. Năng lượng tổng số E mà vật ăn thịt thu được là :
C. Thời gian tổng số (T) cần thiết để thu nhận năng lượng E tổng số là :
D. Trong trường hợp, thu được các số liệu ghi dưới đây :  
Con mồi 1
Con mồi 2
N1 = 2/ phút
N2 = 5/phút
TH1 = 10 phút
TH2 = 20 phút
E1 = 1000 cal
E2 = 700 cal
Giả thuyết nào sau đây phù hợp với mô hình toán học ở trên ?  
a. Vật ăn thịt nên có đặc điểm phù hợp cho việc sử dụng con mồi 1 từ đó dẫn tới tỷ lệ thu nhận năng lượng tốt hơn. 
b. Vật ăn thịt nên có đặc điểm riêng cho con mồi 2 từ đó dẫn tới tỷ lệ thu nhận năng lượng tốt hơn.
c. Vật ăn thịt không nên có đặc trưng riêng cho một con mồi do sự kết hợp lợi ích lớn hơn của cả con mồi.  
d. Vật ăn thịt nên đặc trưng riêng về cả hai loài là con mồi do một loài trong số đó có thể bị mất trong tương lai.   



Post a Comment

Previous Post Next Post

Technology

Video