Chatbox


Phần 1: Tế bào- vi sinh



Câu 1. (1,0 điểm) Phân tử MHC-I và phân tử MHC- II (phức hợp hòa hợp mô chính) đóng vai trò chủ chốt trong việc trình diện kháng nguyên. Hãy nêu sự khác biệt giữa hai phân tử này về nguồn gốc, chức năng, cơ chế và các hệ quả hoạt động trong đáp ứng miễn dịch. 

Câu 2. (0,75 điểm)Tại sao nói AMP vòng là chất truyền tin thứ hai? Chất này hoạt động theo cơ chế như thế nào? 

Câu 3. (0,75 điểm) Tại sao trong quá trình sao chép ADN trong các tế bào sống (in vivo) cũng như sao chép ADN trong ống nghiệm (in vitro) đều cần có sự tham gia của mồi (primer)? Nêu sự khác nhau của mồi trong sao chép ADN in vivo với mồi trong sao chép ADN in vitro. Vì sao có sự khác nhau đó? 

Câu 4. (1 điểm) Trong sản xuất các chế phẩm vi sinh vật, người ta có thể dùng phương pháp nuôi cấy liên tục và không liên tục. Giả sử có 2 chủng xạ khuẩn, một chủng có khả năng sinh enzim A, một chủng khác có khả năng sinh kháng sinh B. Hãy chọn phương pháp nuôi cấy cho mỗi chủng xạ khuẩn để thu được lượng enzim A, kháng sinh B cao nhất và giải thích lí do chọn?

Câu 5. (0,8 điểm) Thí nghiệm: Cho 2 bình thuỷ tinh, mỗi bình chứa 100 ml môi trường nuôi cấy giống như nhau. Người ta lấy vi khuẩn Pseudomonas fluorescens từ cùng một khuẩn lạc, cấy vào hai bình thuỷ tinh nói trên. Trong quá trình nuôi cấy, một bình được cho lên máy lắc (bình A), lắc tiên tục, còn bình kia thì để tĩnh (bình B). Sau một thời gian nuôi cấy, ở một bình, ngoài chủng vi khuẩn gốc (chủng được cấy vào bình lúc ban đầu), người ta còn phân lập được thêm 2 chủng vi khuẩn có đặc điểm hình thái và một số đặc tính khác, khác hẳn với chủng gốc. Trong bình còn lại, sau một thời gian, người ta vẫn chỉ thấy có một chủng vi khuẩn gốc mà không phát hiện thấy một chủng nào khác. a) Hãy cho biết bình nào (A hay B) có thêm 2 chủng vi khuẩn mới? Giải thích tại sao lại đi đến kết luận như vậy? 
b) Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều gì? 

Câu 6. (0,8 điểm) Hãy nêu cơ chế một gen tiền ung thư (proto oncogen) có thể chuyển thành một gen ung thư (oncogen) trong khi gen đó không có bất cứ sự thay đổi nào về trình tự nucleotit. 

Câu 7. (0,1 điểm) Một bác sĩ chọn một trong ba chất kháng sinh để điều trị cho bệnh nhân. Khi làm kháng sinh đồ, chất A cho vòng kháng khuẩn có đường kính 20mm; chất B cho vòng kháng khuẩn có đường kính 15mm và chất C cho vòng kháng khuẩn có đường kính 0,5mm. Tra cứu độc tính cấp khi tiêm ven nhận thấy LD50 (liều gây chết 50% động vật thí nghiệm) đối với chuột nhắt trắng của chất A là 70 mg/kg; của chất B là 200 mg/kg và của chất C là 250 mg/kg. Bác sĩ chọn kháng sinh nào để điều trị vừa tương đối an toàn, vừa đủ mạnh? 
A. Chất A.
B. Chất B. 
C. Chất C. 
D. Cả 3 chất. 
E. Không chọn chất nào. 

Câu 8. (0,1 điểm) Một người bị chó dại cắn phải tiêm vacxin phòng dại, sau đó khỏi bệnh và được miễn dịch suốt đời. Miễn dịch thu được của người đó là 
A. miễn dịch thu được tự nhiên chủ động.
B. miễn dịch thu được tự nhiên bị động. 
C. miễn dịch thu được nhân tạo chủ động.
D. cả A và C. 

Câu 9. (0,1 điểm) Một mẫu ADN được cắt tại các vị trí có kí hiệu () dưới đây. Khi các phân đoạn cắt được chạy điện di trên gel agarozơ, làn điện di nào (1 - 5) là phù hợp với mẫu ADN bị cắt này?
A. Làn 1.
B. Làn 2.
C. Làn 3.
D. Làn 4.
E. Làn 5.

Câu 10. (0,1 điểm) Một ôperôn của vi khuẩn E.coli có 3 gen cấu trúc được ký hiệu là A, B và C. Người ta phát hiện thấy một dòng vi khuẩn đột biến, trong đó sản phẩm của gen B bị thay đổi về số lượng và trình tự axit amin, còn các sản phẩm của gen A và C vẫn bình thường. Kết luận nào dưới đây là đúng về trình tự của các gen cấu trúc này trong ôperôn?
A. A-B-C.
B. A-C-B.
C. B-C-A.
D. C-B-A.
E. B-A-C.

Câu 11. (0,1 điểm) Hoạt tính enzim hexôkinaza trong dịch chiết tế bào đã loại muối có thể đo bằng phương pháp quang phổ ở bước sóng 340nm. Ngoài dung dịch đệm, Mg2+và chất phân giải, hỗn hợp phản ứng còn phải chứa
A. glucôzơ, ATP, NADP+ và một lượng dư glucôzơ- 6 phôtphat dehydrôgenaza.
B. glucôzơ, ATP, NADPH và một lượng dư glucôzơ- 6 phôtphat dehydrôgenaza.
C. glucôzơ, ADP, NADP+ và một lượng dư glucôzơ- 6 phôtphat dehydrôgenaza.
D. glucôzơ- 6 photphat, ATP, NADP+ và một lượng dư glucôzơ- 6 phôtphat dehydrôgenaza.

Câu 12. (0,1 điểm) Sunphit oxidaza là enzim cuối cùng trong con đường phân giải các axit amin chứa lưu huỳnh (S). Enzim này xúc tác phản ứng oxi hoá SO32- thành SO42- nhờ sử dụng xitôcrôm C (CytC) một prôtêin chứa hem, làm chất nhận điện tử.

SO32-  + 2 CytC (dạng oxi hoá) +H2O → SO42-  + 2 CytC (dạng khử) + 2H+

Axit amin nào dưới đây có khả năng có mặt trong vị trí liên kết với cơ chất của enzim này?
A. Arginin.
B. Lơxin.
C. Izôlơxin.
D. Xêrin.
E. Mêthionin.

Câu 13. (0,1 điểm) Enzim ATP sintaza có mặt ở
A. phức hệ F0-F1 của ti thể, màng tilacoit của lục lạp, màng sinh chất tế bào nhân sơ.
B. màng tilacoit của lục lạp, xoang trong của ti thể, màng sinh chất tế bào nhân sơ.
C. xoang trong của ti thể, phức hệ F0-F1 của ti thể.
D. chất nền của lục lạp, xoang trong ti thể.



Post a Comment

Previous Post Next Post

Technology

Video