Chatbox

Nguồn bài viết: visinhbachmai.vn



1. Lịch sử phát hiện prion. 

Gần đây, các nhà nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra một số bệnh rất kỳ lạ ở người và động vật mà rất khó giải thích về nguyên nhân, cơ chế gây bệnh. Có thể nêu ra một số ví dụ: 
 + Vào giữa những năm của thập kỷ 50 (1957), tác giả Vincent Zigaz (Australia) và Carleton Gajdusek (Mỹ) đã mô tả một bệnh có tên Kuru mà 2600 cư dân sống trên các núi Fore của Papua New Guinea (Tân Guinea) có triệu chứng: mất khả năng phối hợp động tác, mất trí và cuối cùng là chết. Những người này đều đã tham gia một nghi lễ ăn thịt đồng loại (bộ tộc Fore tỏ sự tôn kính người chết bằng cách ăn bộ não của người chết). Năm 1958, bệnh này đã mất đi sau khi tập tục này bãi bỏ. Người ta cho rằng bệnh này do một loài virus chậm (slow virus) gây ra.
+ Bệnh bò điên đã gây xôn xao toàn nước Anh và khối Liên minh Châu Âu (EU) bởi vì nó đã gây tổn thất rất lớn về kinh tế. Hàng triệu con bò đã phải hủy bỏ, thịt bò bị cấm vận chuyển sang các nước khác. Nguyên nhân của bệnh là một tác nhân hoàn toàn mới. 
+ Năm 1986, Gereld Well và John Wilesmith ở Viện thú y Weybridge đã phát hiện bệnh sau một vụ dịch xảy ra ở bò: các con bò bị bệnh không còn khả năng phối hợp động tác để kéo xe và trở nên sợ hãi khác thường. Những cuộc điều tra dịch tễ học đã nhanh chóng xác định được nguồn gốc bệnh là do thịt và xương của những con cừu chết đã được nghiền nhỏ trộn vào thức ăn cho những con bò này. Vì vậy chính phủ Anh đã cấm sử dụng bột thực phẩm có nguồn gốc từ động vật để ngăn chặn dịch bệnh, nhưng vẫn còn rất nhiều người lo sợ bị mắc bệnh vì họ đã ăn thịt những con vật bị bệnh này. 
 + Trước đó, người ta phát hiện ra một bệnh xảy ra trên cả người và động vật gọi là viêm não thể xốp, bởi vì não của người và động vật bị bệnh đều có những lỗ thủng lỗ chỗ. Bệnh kéo dài hàng năm, hàng thập kỷ trước khi có triệu chứng, điển hình nhất là chứng ngứa run ở dê và cừu: chúng mất khả năng phối hợp động tác và không thể điều khiển nổi chân, kèm theo là ngứa với cường độ mạnh đến nỗi chúng tự nhổ lông và rứt cả da tại.những điểm ngứa. Có rất nhiều loài cảm thụ với bệnh não xốp lây truyền: chồn, hươu, nai, mèo, trâu, bò. Bệnh não xốp ở trâu, bò và đặc biệt ở những con bò điên là nguy hiểm hơn cả. 
+ Ở người còn xuất hiện một số bệnh kỳ lạ, như bệnh Creutzfeld – Jacob biểu hiện rõ rệt của sự sa sút của trí tuệ, bệnh Gerstmann – Straussler – Schienker mất điều hòa động tác và tổn thương ở não, bệnh mất ngủ trầm trọng đã dẫn đến cái chết. Năm 1972, Stanley Prusiner, giáo sư thần kinh và sinh hóa của trường đại học Y San Francisco đã nhận thấy rằng: tất cả các bệnh trên đều được truyền bằng cách tiêm dịch chiết não động vật bị bệnh cho não của động vật lành. Sự lây nhiễm hình như do một loài virus chậm mà loài người chưa phân lập được. 
Tuy nhiên, Tikvah Alper và các đồng nghiệp ở Bệnh viện Hammersmith (London) đã chỉ ra tác nhân gây bệnh não xốp ở cừu hình như không có acid nucleic. Các chiết xuất từ não của những con cừu bị lây nhiễm vẫn giữ được khả năng lây nhiễm khi mất đồng thòi cả ADN và ARN (khi các phân tử của chúng bị phân giải bởi bức xạ cực tím hoặc bức xạ ion). Nó không còn là một virus, cũng không phải một vi sinh vật khác. Vậy nó là gì? 
Năm 1974, Stanley Prusiner sau nhiều cuộc thử nghiệm đã có sản phẩm dịch chiết từ não chuột Hamster, một hợp chất gần như thuần nhất của tác nhân lây nhiễm. Chiết xuất này vô cùng cần thiết để phục vụ cho thử nghiêm nhằm khám phá ra thành phần cấu tạo của tác nhân gây bệnh. 

2. Prion là gì? 

Từ trước đến nay, tất cả mọi người đều thừa nhận rằng sự lây truyền luôn luôn do vật liệu di truyền dưới dạng acid nucleic (ADN và ARN). Các vi sinh vật sinh sản đơn giản nhất đều sử dụng acid nucleic để tổng hợp nên những protein cần thiết cho sự sống và sự tái sinh của chúng. 
Thí nghiệm của Tikvah Alper kết hợp cùng với những quan sát của Stanley Prusiner cho thấy: ở những bệnh trên, quá trình làm thoái hóa hủy hoại acid nucleic không làm giảm khả năng lây nhiễm. Ngược lại, các phương pháp làm biến tính protein thì lại làm giảm khả năng lây nhiễm. Vì vậy, s. Prusiner đặt tên cho các nhân tố gây bệnh này là “prion”, bản chất là protein (và không chứa acid nucleic), để phân biệt với tác nhân nhiễm trùng đã biết. Người ta thấy rằng các prion gây bệnh ngứa run ở cừu chứa một đơn vị protein, được gọi là PrP tức là “protein của prion”. 
Như vậy thông tin di truyền của PrP ở đâu? Để tìm kiếm gen qui định PrP trên một loại tế bào của động vật có vú, Bruno Oesch ở trường Đại học tổng hợp Zurich đã chỉ ra rằng các tế bào của chuột Hamster chứa một gen mã hóa PrP. Các gen này còn nằm trong các tế bào của loài chuột nhắt, trên người và động vật có vú khác. Người ta đã phân lập được những loại gen này. Điều đó đã chứng tỏ rằng: các động vật bình thường vẫn sản xuất ra PrP mà lại không bị bệnh. Tại sao lại như vậy? 
Qua nhiều quá trình nghiên cứu cho thấy: các PrP trong não các bệnh nhân bị bệnh có khả năng chống lại các protease (là enzym phân hủy protein của tế bào). Như chúng ta đã biết, bình thường các phân tử protein dễ dàng bị phân hủy bởi các protease, nên người ta cho rằng các PrP dạng bình thường vô hại vì đã dễ dàng bị phân hủy giống như các protein bình thường khác. Ronald Barry cũng đã xác nhận rằng dạng “bình thường” này của protein nhạy cảm với protease. Còn các PrP gây bệnh là một biến thể của PrP bình thường. 
PrP bình thường có tên gọi: protein Prion của tế bào. 
PrP gây nhiễm (kháng lại protease) gọi là: protein Prion gây bệnh ngứa run. 

3. Các đặc điểm sinh học của PrP. 

3.1. Cấu trúc của phân tử PrP: 
Cấu trúc prion chỉ gồm một phân tử protein. Có hai dạng PrP là dạng bình thường và dạng gây bệnh; chúng khác nhau về cấu trúc. Có 4 cấu trúc protein: 
+ Cấu trúc bậc 1: qui định trình tự sắp xếp của các acid amin trên mạch polypeptid. 
+ Cấu trúc bậc 2: tạo bởi mối liên kết hydro, bao gồm hai dạng: dạng alpha tạo bởi chuỗi polypeptid xoắn thành từng vòng quấn đều đặn quanh một trục không gian và dạng tệp bêta.
+ Cấu trúc bậc 3: trục không gian không phải là một đường thẳng mà nó lại uốn lượn. 
+ Cấu trúc bậc 4: được tạo bởi sự liên kết của nhiều chuỗi polypeptid thành một phân tử protein.
PrP bình thường cần có cấu trúc xoắn alpha ở những vùng mà khung protein tự cuốn lại thành cấu trúc xoắn, ở phần trung tâm tạo nên một cấu trúc bậc 4. Ngược lại, PrP gây bệnh lại có chuỗi beta ở khung protein đã mở. Quá trình phân tử prion bình thường do đột biến chuyển dạng cấu trúc alpha sang dạng cấu trúc gấp nếp beta đã dẫn đến hai dạng: 
+ Dạng thứ nhất: 3/4 chuỗi polypeptid được giả định là xoắn alpha lại có thể tự cuốn lại thành gấp nếp beta. 
+ Dạng thứ hai: chuỗi polypeptid ở dạng thứ nhất lại có thể chuyển dạng trở thành cấu trúc alpha bình thường.
Như vậy, khi PrP tế bào lẫn với PrP bệnh lý, chúng lại chuyển dạng cấu trúc. Vậy tại sao các tổn thương ở não và các triệu chứng lại xuất hiện quá muộn sau khi đột biến đã xảy ra ? Và tại sao các đột biến khác nhau xuất hiện ở gen của PrP lại dễ dàng chuyển sang tệp gấp bêta?
Chúng được giải thích như sau:
+ Các PrP được mã hóa bởi gen đột biến chưa phù hợp ngay với cấu trúc của PrP bệnh lý, nếu không những người mang gen đột biến sẽ biểu hiện ở con cái của họ. Sự đột biến này sẽ sinh ra một protein có khả năng thay đổi cấu trúc một cách dễ dàng. Sự thay đổi đầu tiên diễn ra chậm dẫn đến tích lũy các PrP bệnh lý, cuối cùng gây tổn thương não và xuất hiện các triệu chứng muộn. 
+ Hầu như tất cả các đột biến ở người đều dẫn đến làm thay đổi acid amin ở trung tâm xoắn bậc 4 hoặc ở ngoại vi. Vì vậy, ỉàm mất ổn định các vùng xoắn và làm tăng khả năng xoắn bình thường ở các vùng này và các vùng lân cận để chuyển dạng thành dạng gấp bêta. Vùng trung tâm của phân tử prion là quan trọng đối với sự phát triển bệnh (ngay cả đối với khác loài) hơn các vùng còn lại. 
Để chứng minh điều này, các nhà khoa học đã làm thí nghiệm như sau: tạo ra các con chuột ghép gen có mang gen PrP ghép bao gồm một vùng của người và một vùng của chuột, gen này sản xuất ra protein lai. Dịch chiết từ mô não của bệnh nhân chết vì bệnh Creutzfeldt – Jacob hoặc bệnh Gerstmann – Straussler – Scheinker đã đưực tiêm cho những COI1 chuột ghép gen. Bệnh phát triển ở những con chuột có gen lai nhiều và nhanh hơn ở những con chuột chỉ ghép gen đơn thuần. Trong khi gen của người và chuột khác nhau tới 28 acid amin. 
Về vấn đề đột biến của PrP bình thường: năm 1988, Prusiner cùng với Karen Hsiao đã thu được các dòng tế bào có chứa gen PrP lấy được từ một người bệnh trong một gia đình bị bệnh Gersmann – Straussler – Scheinker. Chính người này cũng đang đi đến cái chết vì bệnh đó. Sau khi so sánh các gen này với gen mã hóa cho PrP của người lành thấy có một bất thường nhỏ gọi là đột biến điểm. Các gen ở dạng hai sợi ADN gồm các nucleotid mang đặc tính của các nhóm bazơ. Các bazơ của nucleotid sợi thứ nhất liên kết với sợi thứ hai thành từng cặp bazơ trong cấu trúc xoắn ADN. Các cặp bazơ quyết định đến chuỗi acid amin tổng hợp ra protein. Cấu trúc cặp 3 của bazơ (hay còn gọi là codon) mã hóa cho một acid amin cụ thể. ở bệnh nhân này, mỗi cặp bazơ đã bị thay thế bởi một cập khác. Thông tin mang trên codon 102 đã bị thay đổi do sự thay thế acid amin leucin bởi acid amin prolin trong PrP. Người ta cũng tìm thấy đột biến trong các gen ở phần lớn bệnh nhân bị bệnh Gerstmann – Straussler – Scheinker và đã chỉ ra rằng nó đóng vai trò tần xuất trong gia đình bị bệnh, đột biến gây nên bệnh. 
Bằng những nghiên cứu khác nhau, người ta đã phát hiện 18 đột biến trong gia đình bị bệnh di truyền do prion; 5 trong số các đột biến này đã khẳng định rằng nó tồn tại trong mối quan hệ nhân quả. Sự phát hiện ra các đột biến này càng chứng tỏ không hề có sự tham gia của các acid nucleic trong sự nhân lên của các PrP này. 

3.2. Một số điều bí ẩn sinh học: 
Bệnh do prion hay còn gọi chính xác là “viêm não dạng xốp bán cấp có khả năng lây truyền” (ESST) vẫn còn nhiều điều bí ẩn. Vấn đề chính là các tế bào thần kinh bệnh lý có khả năng lây truyền mà bản chất của sự lây truyền lại hoàn toàn chưa sáng tỏ. Có hai công trình nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vấn đề này: 
 + Năm 1936, hai nhà thú y Pháp P.L. Chelle và J. Cuille chứng minh được chứng bệnh ở cừu có khả năng lây truyền. Năm 1976, Carleton Gajdusek đoạt giải Nobel sau khi chỉ ra bệnh trên người. 
 + S. Prusiner và đồng nghiệp đã chứng minh vai trò của một protein có thể tự nhân lên dưới dạng bất thường (PrPsc) trong não của vật chủ bị bệnh. Bản chất của các tác nhân gây ra bệnh này được gọi là prion. 
Vậy prion có khả năng lây truyền theo những qui luật thông thường không? điều đó còn nhiều tranh cãi. Nhưng S. Prusiner đã thu được tác nhân gây bệnh chỉ thuần khiết là protein.
Qua nhiều công trình nghiên cứu đã chứng tỏ rằng: PrP gây bệnh ngứa run là thành phần chủ yếu trong dịch gây nhiễm, mà các PrP gây bệnh này có nguồn gốc từ protein bình thường của cơ thể vật chủ. Người ta đã tìm thấy nhiêu “chủng” prion đã tồn tại mà không hề có acid nucleic trong các phân tử lây nhiễm. Như ở loài chuột nhắt đã phân lập được 8 “chủng” khác nhau, biểu hiện ra lâm sàng là thời gian ủ bệnh và phân bố các vùng tổn thương khác nhau. Để phân lập được các chủng khác nhau này, người ta đã pha loãng các chủng này trong dịch chiết não cho tới khi giảm khả năng lây nhiễm của chúng đến mức nồng độ của mỗi chủng chỉ còn đủ để lây truyền từ chuột sang chuột, khi đó sẽ quan sát được đặc tính riêng của mỗi chủng (phương pháp của Alan Dickinson ở Edinburgh). Cơ chế phát sinh các chủng khác nhau này như thế nào? 
Theo lý thuyết của s. Prusiner: nếu tự bản thân các PrP bất thường mang thông tin di truyền kèm theo thì tự nó sẽ sản xuất ra một cấu trúc bất thường của protein, mỗi một cấu trúc bất thường sẽ tạo ra một chủng mới. Theo lý thuyết “Virino”: có thể có sự tham gia của acid nucleic để tổng hợp ra phân tử PrP bất thường. (S. Prusiner đã được nhận giải thưởng Nobel Y học năm 1998 về công trình nghiên cứu cấu trúc và cơ chế gây bệnh của prion). 

4. Khả năng gây bệnh. 

4.1. Sinh bệnh học: 
Các lỗ thủng trong não xuất hiện trên người và động vật bị bệnh não xốp, đó là do các PrP bình thường tự chuyển thành các PrP gây bệnh. Chúng tự nhân lên trong các lysosom, dần dần làm cho các lysosom đầy những tế bào bị hư hại, khi vỡ ra tạo thành các lỗ thủng trong não và các prion được giải phóng sẽ tiếp tục tấn công các tế bào khác. 
Sự nhân lên của PrP bất thường là nhân tố quyết định việc phá hủy hệ thần kinh trung ương trong các bệnh prion: các prion này kháng lại cơ chế hóa giáng thông thường, tự nhân lên và trở thành độc với các neuron. Các mảnh nhỏ PrP gây bệnh tự nhân lên dưới dạng các mảng ở trong não một số bệnh nhân. Chính các mảng PrP này gây ra các dấu hiệu của nhiễm trùng prion nhưng chúng khồng chịu trách nhiệm về các lỗ thủng trong não, vì ở một số bệnh nhân bị bệnh do prion lại không thấy xuất hiện các mảng này. Khi hiểu được các PrP gây nên não xốp tự nhân lên như thế nào và phát bệnh ra sao thì chúng ta có thể biết tại sao các PrP dạng một protein lại có tác động đa dạng đến thế. Đó là vì các prion tự phù hợp với những dạng khác nhau. Một prion có chứa những PrP bình thường chuyển thành PrP gây bệnh sau một quá trình ủ. Trong một cấu tạo khác thì chúng lại không như vậy. Tương tự như vậy, một cấu tạo đặc biệt lại nhằm vào các neuron ở một vùng trong não, khi mà một cấu trúc khác lại nhằm vào các neuron khác nhau gây ra các hội chứng khác nhau. 

4.2. Biểu hiện lâm sàng: 
Prion có thể gây cho cả người và động vật một số bệnh truyền nhiễm di truyền. Bằng những thí nghiệm, người ta đã tạo ra những con chuột thay đổi tính di truyền và mang gen của PrP gây bệnh. Các gen gây bệnh gây nên một viêm não thể xốp ở các động vật này và chất chiết ở não của các động vật này gây nhiễm được cho động vật lành. Năm 1981, người ta đã làm lây nhiễm được trên khỉ bệnh Gerstmann – Straussler – Scheinker, hoặc làm lây nhiễm dạng bệnh có tính gia đình Creutzfeldt – Jacob trên chuột nhắt. 
Ở động vật: Thể thông thường nhất là chứng ngứa run ở dê và cừu, chúng bị mất khả năng phối hợp động tác, không thể điều khiển nổi chân, kèm theo ngứa với cường độ mạnh. Ngoài ra còn một số thể khác như ở dê biểu hiện ra hai hội chứng khác nhau: một loại có hội chứng ngủ gà, loại khác có triệu chứng kích động. Ngày nay, người ta đã biết một vài loại prion nhanh phát bệnh, một số khác gây bệnh chậm. ở người: 
+ Biểu hiện nhiều dạng tổn thương hệ thần kinh: Bệnh Kuru: sau khi ăn bộ não người chết, những người này xuất hiện mất khả nãng điều hòa động tác, mất trí và cuối cùng là chết; khi tập tục này bị bãi bỏ thì bệnh cũng biến mất. Bệnh Creutzfeldt – Jacob: biểu hiện rõ rệt của sa sút trí tuệ, khoảng 10 – 15% bệnh này là do di truyền, nhưng cũng có vài trường hợp lây nhiễm xảy ra trong khi điều trị cho bệnh nhân khác. Bệnh hình như còn lây truyền qua ghép giác mạc, đua điện cực vào não, qua sử dụng các dụng cụ phẫu thuật bị nhiễm bẩn, qua điều trị bằng hormon tăng trưởng chiết xuất từ tuyến yên của người bị nhiễm bệnh. Bệnh Gerstmann – Straussler – Scheinker: mất điều hòa động tác và tổn thương ở tiểu não, bệnh nhân mất ngủ trầm trọng dẫn đến sa sút trí tuệ và cuôì cùng đi đến tử vong. Cả hai bệnh Creutzfel – Jacob và Gersmann – Straussler – Scheinker đều có tính chất di truyền, xuất hiện vào khoảng 40 – 50 tuổi. 
+ Gần đây người ta lại phát hiện thêm hai dạng mới của bệnh prion: 
Dạng thứ nhất: tác động đến hệ thần kinh và cơ bắp. Dạng này quan sát được khi nghiên cứu ở chuột ghép gen sản xuất ra protein bất thường: sau mội thời gian ghép gen các con chuột bị co cứng các cơ và giảm hoạt động. Đó là S1Ị dư thừa thái quá của PrP dẫn đến thoái hóa các neuron, phá hủy các cơ và dâ) thần kinh ngoại biên. 
Dạng bệnh thể rải rác (loại không di truyền) của bệnh Creutzfeldt – Jacob cũng là biểu hiện của sự sản xuất rất nhiều PrP. Trước đâ) người ta giải thích dạng bệnh thể rải rác này là do kết quả sai sót của cơ thể. Cá protein đột biến này dần dần tự phù hợp với cấu trúc của PrP để cuối cùng tự nhâi lên cho đến khi gây bệnh. Nhưng gần đây qua những nghiên cứu trên chuột người ta thấy các PrP bình thường đã tự phù hợp với cấu trúc của PrP bệnh lý; Quá trình này xảy ra vào những thời điểm nào đó trong đời sống con người và kê quả là gây thể rải rác (tỷ lệ mắc khoảng 1/1.000.000). 
Ngày nay, người ta đã tái hiện được trên chuột tất cả các bệnh do prion kể c thể rằi rác của bệnh. Để nghiên cứu các thể truyền nhiễm, người ta tiêm chi những con chuột dịch chiết từ não của động vật bị bệnh não xốp hoặc của những bệnh nhân Creutzfeldt – Jacob, đồng thời nghiên cứu trên các con chuột ghép gen có mang PrP đột biến; giúp hiểu rõ hơn cách thức gây tổn thương não của cá prion và tiên lượng điều trị cho bệnh nhân nặng. 
Dạng thứ hai: người ta đã phát hiện ra vai trò của các prion khác trong cá bệnh thoái hóa thần kinh (Parkinson, xơ cứng mảng). Tất cả những bệnh này cí những điểm chung: giống các bệnh do prion, chúng thường xuất hiện ở dạng ri rác, nhưng đôi khi mang tính chất bẩm sinh gia đình. Các triệu chứng xuất hiệ khi người bệnh còn khá trẻ hoặc ở lứa tuổi trung niên. Đặc tính của bệnh là gây thái hóa các neuron bằng cách chuyển các protein t rihân lên dưới dạng mảng và giãn rộng các tê bào đệm. Các tế bào đệm có nhiệm vụ nâng đỡ và nuôi dưỡng, các neuron. Cứ như thế gây tổn thương các neuron, ở các bệnh nhân này hoàn toàn không thấy các tế bào có thẩm quyền miễn dịch thấm vào não (khác với nhiễm trùng do virus). 

4.3. Prion liệu có thể vượt qua được rào cản khác loài? 
Năm 1960, I. Pattion nhận thấy rất khó làm lây bệnh từ cừu sang các loài gặm nhấm. Đó chính là trở ngại khác loài. Các prion do loài này sinh ra khó lây nhiễm cho loài khác. Qua hai thí nghiệm dưới đây, chúng ta có thể hiểu rõ được bản chất của vấn đề này. 
+ Thí nghiệm 1: các gen của chuột nhắt và Hamster gồm 254 codon, trong đó có 16 loại khác nhau. Tạo ra một chuột nhắt có gen sản xuất ra các PrP của chuột Hamster. Sau đó tiêm prion của Hamster cho chuột bình thường và chuột đã chuyển gen thì nhận thấy: nhóm chuột bình thường rất ít con bị bệnh sau hai tháng, còn chuột ghép gen thì đều bị bệnh. Qua đó có thể kết luận rằng lớp acid amin của PrP đã tạo nên rào cản này. 
+ Thí nghiệm 2: tạo chuột ghép gen mang PrP của Hamster và gen PrP đặc thù cho nó, những con chuột này sản xuất đồng thời dạng PrP bình thường của chuột Hamster và chuột nhắt. Khi tiêm prion của chuột nhắt cho chuột chuyển gen thì chúng sản xuất ra prion của chuột nhắt, nhưng khi tiêm prion của Hamster cho chúng thì lại sản xuất ra prion của Hamster. 
Điều đó chứng tỏ rằng các prion có ái tính với những tế bào đã sản sinh ra potein chính nó (hoặc sẽ sản sinh). Nói cách khác, PrP gây bệnh ở những lớp tương tự nhau, vì thế có thể giải thích rằng tại sao ở Anh bệnh từ cừu lại có thể lây sang bò qua thực phẩm có chứa mô của cừu nhiễm bệnh (các PrP của cừu và bò chỉ khác nhau 7 acid amin). May thay, lớp PrP của người và bò khác nhau tới hơn 30 acid amin nên khả năng lây bệnh từ bò sang người là rất hiếm. 
Trong thực tế các nghiên cứu dịch tễ học không chỉ ra một mối liên hệ nào giữa bệnh ngứa run ở cừu và bệnh Creutzfeldt- Jacob ở các vùng có trại nuôi cừu. Tuy nhiên có hai chủ trại mà một số cừu và bò của họ bị bệnh thì gần đây đã chết vì bệnh Creutzfeldt – Jacob. Cái chết của họ chưa có mối liên hệ với dịch bệnh ở bò, nhưng chúng ta cũng phải cảnh giác. Ớ một vùng của PrP do có ái lực hơn so với các vùng khác nên có thể vượt qua được rào cản khác loài. 

4.4. Một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh: 
Rủi ro trong công tác y tế: khi sử dụng các dụng cụ bị lây nhiễm từ bệnh nhân trước đó hoặc ở người được điều trị bằng hormon tăng trưởng chiết xuất từ tuyến yên của những người đã chết vì bệnh này. Ngoài ra, bệnh Creutzfeldt – Jacob hình như còn có thể lây truyền qua ghép giác mạc. Cần lưu ý rằng các gen mã hóa cho gây bệnh Creutzfeldt – Jacob trên những người sau khi dùng hormon tăng trư chiết xuất từ tuyến yên được phát hiện là người có mang tính đổng hợp tử. nghĩa là gen mã hóa cho PrP của họ định vị trên hai chomosome đồng đẳng. 
E thường, PrP tổn tại dưới hai dạng: những người đổng hợp tử chỉ có một trong loại PrP, còn những người dị hợp tử lại có cả hai loại protein. Trên những b nhàn được điều trị bằng hormon tăng trưởng chiết xuất thì một nửa số họ có 1 đồng hợp tử, một nửa có tính dị hợp tử. Bằng phương pháp thống kê cho thấ) cả những bệnh nhân điều trị đều có khả năng nhận lô hormon bị lây nhi nhưng cuối cùng chỉ có những người đồng hợp tử bị nhiễm bệnh. Lây truyền có thể qua sử dụng thực phẩm nhiễm bệnh (thường là thực pí từ những con bò bị viêm não thể xốp). 

5. Chẩn đoán. 

Các bệnh do prion trên người còn hiếm nhưng khả năng lây bệnh của chúng rất đa dạng với thời kỳ ủ bệnh kéo dài hàng năm, hàng thế hệ; vì vậy, chẩn đoán sớm là rất khó. Thường chỉ đến khi bệnh có biểu hiện trên lâm sàng, lúc đó được chú ý đến. Để phát hiện các prion gây bệnh ở người và gia súc bị bệnh, thường dùng phương pháp phát hiện kháng thể bằng ELISA hoặc Westem blot. Tuy nhiên phương pháp này thường là ở giai đoạn muộn. Để phát hiện ngay từ giai đoạn sớm khi PrP mới tích tụ một lượng rất nhỏ phải dùng đến phương pháp quang tương quan huỳnh quang (FCS). Đây là phương pháp có độ nhay cao dựa trêr phát hiện của từng phân tử riêng lẻ khi được đánh dấu huỳnh quang. Bằng phưi pháp này cho phép chẩn đoán sớm bệnh Creutzfeldt – Jacob (CJD) và b Alzheimer ở người và bệnh bò điên (BSE) ở động vật ngay từ giai đoạn khởi của bệnh khi chưa biểu hiện triệu chứng. 

6. Phòng và điều trị. 

Phòng bệnh: Hạn chế sử dụng một số loại bột thực phẩm có nguồn gốc từ động vật để : chế dịch bệnh. Năm 1988, chính phủ Anh đã cấm sử dụng loại bột này từ bò, I và dê. Không sử dụng hormon tăng trưởng chiết xuất từ tuyến yên để điều trị bệnh. Đối với các dụng cụ y tế phải thực hiện nguyên tắc vô khuẩn tuyệt đối, nhất là trong ngoại khoa. 
Điều trị: Dựa trên khám phá ra cấu trúc không gian ba chiều: nếu là PrP hoạt tính dưới dạng một nhóm cấu trúc xoắn bậc 4 thì có thể tìm một cấu trúc có khả năng len vào trung tâm xoắn bậc 4, làm ổn định cơ cấu của chúng và ngăn chặn việc chuyển dạng bêta. Theo phương pháp của Charles Weissmann ở Zurich: làm bất hoạt gen của PrP ở những con chuột nhắt để chúng không sản xuất ra PrP nữa. Để bất hoạt gen này, người ta liên tục làm hủy chức năng của PrP bằng cách ly giải chúng. Khi không có PrP nữa thì không xuất hiện triệu chứng của bệnh. Khi khẳng định các PrP này là không cần thiết thì có thể dùng liệu pháp “Antisens” hoặc “xoắn bậc 3” để làm phong bế hoạt động của gen, vì thế sẽ tránh được sản xuất ra các PrP gây bệnh.

Post a Comment

Previous Post Next Post

Technology

Video